Hiện nay công nghệ màn hình dẻo
đã được phát triển thành công và sẽ sớm có sản phẩm bán rộng rãi trên
thị trường vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Tuy nhiên, một chiếc điện
thoại màn hình dẻo
có thể gập hoặc uốn cong vẫn là điều gì đó khá mơ hồ. Chắc chắn bạn sẽ
tự hỏi khi đó các linh kiện như vi xử lý, ăng-ten Wi-Fi hay pin cũng
phải là chất liệu dẻo?
Nhưng dẫu sao ý tưởng khởi nguồn trên vẫn không ngừng thôi thúc các nhà
khoa học tìm tòi và khám phá ra một biện pháp điện thoại với màn hình
dẻo tối ưu nhất. Bởi sức hấp dẫn của công nghệ trị giá nhiều tỷ đô này
cùng
tính ứng dụng thực tiễn thần kỳ hứa hẹn sẽ thay đổi toàn bộ cách mà
chúng ta sử dụng điện thoại hiện nay. Chẳng hạn bạn có thể gập điện
thoại dẻo lại để nhét vừa túi quần sau đó khi cần có thể mở ra với kích
thước lớn như chiếc tablet. Bên cạnh đó, công nghệ màn hình dẻo được cho là có độ bền tốt hơn nhiều lần so với các màn hình thông thường hiện nay.
Theo dự đoán của IHS thì màn hình dẻo sẽ có tương lai vô cùng sáng lạng. Dự đoán, năm 2013 sẽ có 3,2 triệu màn hình dẻo xuất xưởng nhưng con số này sẽ tăng lên thành 792 triệu đơn vị vào năm 2020, đem lại doanh thu thị trường ước đạt khoảng 41,3 tỷ USD. Vậy điện thoại với màn hình dẻo sẽ thay đổi tương lai của ngành công nghiệp di động như thế nào?
Độc đáo trong thiết kế và tính năng sử dụng
Thiết kế của điện thoại dẻo sẽ thoát khỏi kiểu dáng chữ nhật "bất di bất dịch” hiện nay trên smartphone. Các nhà sản xuất có thể gửi gắm rất nhiều ý tưởng phá cách khi sử dụng màn hình dẻo như làm thiết bị có dạng gập, thiết bị uốn cong ôm lấy cổ tay người dùng như vòng đeo tay… Không chỉ vậy, thói quen tương tác của chúng ta cũng sẽ được thay đổi.
Đây là điều đã được thấy từ concept điện thoại Nokia Kinetic được trình
diễn tại Nokia World 2011. Kinetic có thiết kế dẻo và bạn cần phải kéo,
vặn, bẻ… máy để sử dụng. Ý tưởng của Kinetic không phải là để thay thế
màn hình cảm ứng mà là để tăng khả năng tương tác với điện thoại.
Một ý tưởng tương tự cũng đã từng được Apple khai thác. Chỉ có điều công ty có trụ sở tại Cupertino lại hướng nhiều hơn đến vấn đề sử dụng lực tác động lên màn hình dẻo. Với khả năng nhận biết cường độ lực tác dụng tốt hơn nhiều lần so với màn hình cảm ứng thông thường, người dùng sẽ có thêm những tùy chỉnh mức độ tương tác lực để cung cấp nhiều hơn các tín hiệu phản hồi có liên quan. Đặc biệt công nghệ này có thể mở ra một chiều tương tác thứ 4 khi bạn chơi các game 3D trên màn hình dẻo.
Màn hình dẻo đang ở giai đoạn phát triển nào?
Ý tưởng chỉ là một khía cạnh còn thực tế công nghệ hiện tại có thể đáp ứng được hay không lại là một chuyện khác. Tất cả các nhà sản xuất smartphone lớn đều rất quan tâm tới màn hình dẻo. Samsung, LG và Nokia đều đã có những nguyên mẫu của riêng mình, trong khi đó Sony, Philips, Sharp, Toshiba, và một số hãng khác đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ. Thậm chí cả Apple cũng đã nộp bằng sáng chế trong lĩnh vực này. Tựu chung lại, chúng ta có thể thấy ông lớn nào cũng muốn mình là người đầu tiên phát hành điện thoại dẻo ra thị trường thương mại đại chúng.
Samsung là công ty đầu tiên giới thiệu màn hình OLED có khả năng uốn cong với tên gọi Youm tại CES diễn ra đầu năm. Vài tháng sau đó, LG Display cũng trình diễn một sản phẩm tượng tự tại Hội nghị "Society for Information Display”. Cả hai nguyên mẫu từ các đại gia Hàn Quốc đều được chế tác từ nhựa mỏng và dựa trên công nghệ OLED (organic light-emitting diode). Thực chất màn hình dẻo có thể được sản xuất trên công nghệ LCD, nhưng OLED đang chiếm lợi thế bởi vì nó không đòi hỏi phải có đèn nền đi kèm. Điều này cho phép thiết kế tổng thể của thiết bị trở nên mỏng và nhẹ hơn, một đặc điểm hết sức quan trọng đối với một smartphone dẻo. Ngoài ra, bản thân công nghệ OLED cũng sở hữu nhiều ưu điểm đáng giá như cung cấp độ sâu màu tốt hơn, tỷ lệ tương phản cao hơn, và hiệu quả năng lượng khá tốt so với công nghệ LCD.
Các nguyên mẫu màn hình này mới chỉ hoạt động được nhờ việc gắn kèm bộ
điều khiển thông qua cáp nối mềm chứ chưa thực sự được tích hợp trực
tiếp cùng các linh kiện để tạo thành một thiết bị di động hoàn thiện. Lý
do là các linh kiện khác như chip, pin hay camera chủ yếu vẫn được chế
tạo ở dạng rắn và việc phát triển các mẫu vật liệu dẻo đáp ứng được đúng
những tính năng của chúng là không hề dễ dàng.
Bên cạnh đó, Giáo sư Andrea Ferrari thuộc trường Đại học Cambridge cũng đã có nhận định rằng: "Rất khó để màn hình dẻo có thể uốn cong đạt được độ nét cao". Đó là vì những hạn chế của công nghệ hiện tại chưa thể đáp ứng mong muốn của các nhà sản xuất.
LG Display cũng đã phải khẳng định rằng công nghệ màn hình OLED dẻo cho thiết bị di động mới chỉ có thể đáp ứng được độ phân giải HD. Vì vậy nếu phải so sánh về mật độ điểm ảnh với các siêu smartphone như HTC One hay Samsung Galaxy S4 thì điện thoại màn hình dẻo sẽ có phần lép vế về khả năng hiển thị.
Đây cũng chính là băn khoăn của ông Raza Ali, chuyên gia phân tích công nghệ viễn thông tại Visiongain. Tuy nhiên, ông lại khá lạc quan về tương lai của điện thoại sử dụng màn hình dẻo: "Các smartphone dẻo thế hệ đầu tiên sẽ có khả năng hiển thị không được tốt như điện thoại dùng màn hình kính OLED truyền thống. Nhưng, chất lượng sẽ dần được cải thiện và vượt qua màn hình OLED”.
"Làm dẻo” các linh kiện khác
Để sản xuất điện thoại dẻo, ngoài một màn hình dẻo đã sản xuất thành công, các nhà nghiên cứu sẽ phải tính tới các linh kiện còn lại. Giải pháp sử dụng carbon linh hoạt để chế tạo pin hay các chi tiết phần cứng khác được cho là có tính khả thi cao. Tuy nhiên, Giáo sư Ferrari lại cho rằng Graphene mới là loại vật liệu tối ưu hơn cả: "Nó có độ cứng tuyệt vời, khả năng uốn cong không giới hạn, trong suốt và dẫn điện."
Trong khi đó, phần kính bảo vệ cho màn hình linh hoạt cũng khiến các nhà
nghiên cứu khá đau đầu. Rất may là Corning cho biết họ đang phát triển
một loại kính mới có tên Willow Glass có tính dẻo và có thể sử dụng cho
các thiết bị điện tử với màn hình cảm ứng. Thậm chí loại vật liệu này
còn có thể tráng trực tiếp lên màn hình dẻo để tạo thành lớp bảo vệ mà
không làm tăng kích thước chiều dày của thiết bị.
Tạm kết
Rõ ràng, những ưu điểm nổi trội về độ bền, khả năng sử dụng đa dạng, hỗ trợ nhiều trải nghiệm mới mẻ đủ sức giúp điện thoại dẻo đánh bại các smartphone cao cấp hiện nay. Tuy nhiên, vẫn cần nhấn mạnh rằng đây là một ý tưởng của tương lai. Ngoài màn hình dẻo, chúng ta vẫn chưa có được sự ủng hộ về mặt công nghệ để chế tạo các linh kiện đi kèm cho smartphone.
Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu đắt đỏ có thể là trở ngại lớn ảnh
hưởng đến tính phổ dụng của điện thoại dẻo. Có thể sẽ phải mất một thời
gian rất dài nữa, thậm chí cả chục năm để mỗi người dùng hiện nay được
sở hữu một sản phẩm mang tính cách mạng cao như vậy.
Theo dự đoán của IHS thì màn hình dẻo sẽ có tương lai vô cùng sáng lạng. Dự đoán, năm 2013 sẽ có 3,2 triệu màn hình dẻo xuất xưởng nhưng con số này sẽ tăng lên thành 792 triệu đơn vị vào năm 2020, đem lại doanh thu thị trường ước đạt khoảng 41,3 tỷ USD. Vậy điện thoại với màn hình dẻo sẽ thay đổi tương lai của ngành công nghiệp di động như thế nào?
Độc đáo trong thiết kế và tính năng sử dụng
Thiết kế của điện thoại dẻo sẽ thoát khỏi kiểu dáng chữ nhật "bất di bất dịch” hiện nay trên smartphone. Các nhà sản xuất có thể gửi gắm rất nhiều ý tưởng phá cách khi sử dụng màn hình dẻo như làm thiết bị có dạng gập, thiết bị uốn cong ôm lấy cổ tay người dùng như vòng đeo tay… Không chỉ vậy, thói quen tương tác của chúng ta cũng sẽ được thay đổi.
Một ý tưởng tương tự cũng đã từng được Apple khai thác. Chỉ có điều công ty có trụ sở tại Cupertino lại hướng nhiều hơn đến vấn đề sử dụng lực tác động lên màn hình dẻo. Với khả năng nhận biết cường độ lực tác dụng tốt hơn nhiều lần so với màn hình cảm ứng thông thường, người dùng sẽ có thêm những tùy chỉnh mức độ tương tác lực để cung cấp nhiều hơn các tín hiệu phản hồi có liên quan. Đặc biệt công nghệ này có thể mở ra một chiều tương tác thứ 4 khi bạn chơi các game 3D trên màn hình dẻo.
Màn hình dẻo đang ở giai đoạn phát triển nào?
Ý tưởng chỉ là một khía cạnh còn thực tế công nghệ hiện tại có thể đáp ứng được hay không lại là một chuyện khác. Tất cả các nhà sản xuất smartphone lớn đều rất quan tâm tới màn hình dẻo. Samsung, LG và Nokia đều đã có những nguyên mẫu của riêng mình, trong khi đó Sony, Philips, Sharp, Toshiba, và một số hãng khác đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ. Thậm chí cả Apple cũng đã nộp bằng sáng chế trong lĩnh vực này. Tựu chung lại, chúng ta có thể thấy ông lớn nào cũng muốn mình là người đầu tiên phát hành điện thoại dẻo ra thị trường thương mại đại chúng.
Samsung là công ty đầu tiên giới thiệu màn hình OLED có khả năng uốn cong với tên gọi Youm tại CES diễn ra đầu năm. Vài tháng sau đó, LG Display cũng trình diễn một sản phẩm tượng tự tại Hội nghị "Society for Information Display”. Cả hai nguyên mẫu từ các đại gia Hàn Quốc đều được chế tác từ nhựa mỏng và dựa trên công nghệ OLED (organic light-emitting diode). Thực chất màn hình dẻo có thể được sản xuất trên công nghệ LCD, nhưng OLED đang chiếm lợi thế bởi vì nó không đòi hỏi phải có đèn nền đi kèm. Điều này cho phép thiết kế tổng thể của thiết bị trở nên mỏng và nhẹ hơn, một đặc điểm hết sức quan trọng đối với một smartphone dẻo. Ngoài ra, bản thân công nghệ OLED cũng sở hữu nhiều ưu điểm đáng giá như cung cấp độ sâu màu tốt hơn, tỷ lệ tương phản cao hơn, và hiệu quả năng lượng khá tốt so với công nghệ LCD.
Bên cạnh đó, Giáo sư Andrea Ferrari thuộc trường Đại học Cambridge cũng đã có nhận định rằng: "Rất khó để màn hình dẻo có thể uốn cong đạt được độ nét cao". Đó là vì những hạn chế của công nghệ hiện tại chưa thể đáp ứng mong muốn của các nhà sản xuất.
LG Display cũng đã phải khẳng định rằng công nghệ màn hình OLED dẻo cho thiết bị di động mới chỉ có thể đáp ứng được độ phân giải HD. Vì vậy nếu phải so sánh về mật độ điểm ảnh với các siêu smartphone như HTC One hay Samsung Galaxy S4 thì điện thoại màn hình dẻo sẽ có phần lép vế về khả năng hiển thị.
Đây cũng chính là băn khoăn của ông Raza Ali, chuyên gia phân tích công nghệ viễn thông tại Visiongain. Tuy nhiên, ông lại khá lạc quan về tương lai của điện thoại sử dụng màn hình dẻo: "Các smartphone dẻo thế hệ đầu tiên sẽ có khả năng hiển thị không được tốt như điện thoại dùng màn hình kính OLED truyền thống. Nhưng, chất lượng sẽ dần được cải thiện và vượt qua màn hình OLED”.
"Làm dẻo” các linh kiện khác
Để sản xuất điện thoại dẻo, ngoài một màn hình dẻo đã sản xuất thành công, các nhà nghiên cứu sẽ phải tính tới các linh kiện còn lại. Giải pháp sử dụng carbon linh hoạt để chế tạo pin hay các chi tiết phần cứng khác được cho là có tính khả thi cao. Tuy nhiên, Giáo sư Ferrari lại cho rằng Graphene mới là loại vật liệu tối ưu hơn cả: "Nó có độ cứng tuyệt vời, khả năng uốn cong không giới hạn, trong suốt và dẫn điện."
Tạm kết
Rõ ràng, những ưu điểm nổi trội về độ bền, khả năng sử dụng đa dạng, hỗ trợ nhiều trải nghiệm mới mẻ đủ sức giúp điện thoại dẻo đánh bại các smartphone cao cấp hiện nay. Tuy nhiên, vẫn cần nhấn mạnh rằng đây là một ý tưởng của tương lai. Ngoài màn hình dẻo, chúng ta vẫn chưa có được sự ủng hộ về mặt công nghệ để chế tạo các linh kiện đi kèm cho smartphone.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét