Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

CÂU CHUYỆN SUY NGẪM

1. Thưởng thức kỹ càng
Chúng ta ăn uống, ngoài ăn no ra còn phải ăn ngon. Nhưng khi chúng ta đói cồn cào, phần nhiều sẽ chẳng chọn lựa thức ăn gì, nhai nuốt chẳng cần kỹ lưỡng. Sau khi ăn no, sẽ chằng còn thèm ăn gì nữa, sơn hào hải vị có đặt trước mặt thì chẳng những không muốn ăn mà còn có thể có cảm giác muốn buồn nôn.
Chúng ta đọc sách, ngoài mưu cầu tri thức mà còn cần sự hứng thú đọc sách; nhưng khi chúng ta phải chuẩn bị cho một kỳ thi, thì phần lớn đều học cho thuộc làu, chẳng có cái thú vị ngâm nga ngẫm nghĩ. Sau khi đã nhồi nhét quá nhiều sẽ sinh ra phản cảm đối với sách vở, tác phẩm danh tiếng có đặt ở trước mặt thì chẳng những không muốn đọc mà còn có thể cảm thấy đau đầu.
Do vậy có thể thấy:
Chỉ trong tình huống muốn ăn không quá đói, thì mới có thể hưởng thụ mỹ vị của thức ăn.
Chỉ trong tình huống khao khát hiểu biết - mà không vội vã tiến độ, thì mới có được hứng thú đọc sách.
2. Qua đường
Khi qua đường, người đi bộ bị xe đụng thường xảy ra theo hai tình huống:
Một là, hai người dắt tay nhau qua đường, ra tới giữa đường đột nhiên nhìn thấy xe chạy tới, một người muốn chạy tới trước, một người vội vã lui ra sau, hai người lôi kéo nhau khiến không ai tới lui nhanh được. Xe phóng tới, không biết tránh sang trái hay sang phải, cuối cùng đụng phải người qua đường đó.
Hai là, người đi bộ đột nhiên lao ra đường; hay vốn đang chậm rãi qua đường, giữa đường đột nhiên tăng tốc độ; hoặc đang chạy qua đường, giữa đường đột ngột dừng lại. Những thay đổi đột ngột này đều khiến tài xế không cách nào phản ứng kịp, mà gây ra tai nạn.
Không phải chỉ chuyện qua đường, mà làm bất cứ chuyện gì chẳng phải như thế hay sao?
Ý kiến mọi người trái ngược nhau, đột nhiên thay đổi trình tự tiến hành và vội vã hành sự, đều là rất nguy hiểm.
 nha tranh .50x50.jpg, 13 KB
3. Hạnh phúc lớn nhất của đời người là biết buông tha
Trong xử thế, dám nắm lấy là dũng khí, dám buông ra là độ lượng. Phần lớn những người có kinh nghiệm xử thế đều xem thường những hoa tươi, tiếng vỗ tay... trên đường đời.
Nhưng nếu nhìn nhận một cách bình thường đối với những gập ghềnh, bùn lầy... trong cuộc sống, thì không phải là điều dễ làm. Có thể không hoảng hốt, có thể thản nhiên chịu đựng những trở ngại lớn, những tai họa lớn, chính là vì có lòng độ lượng. Người quân tử lấy lòng độ lượng dung nạp mọi việc trong thiên hạ làm nguồn vui, đã đến rồi thì hãy ở yên mà thích ứng với hoàn cảnh là một hình thức siêu thoát.
Biết nắm lấy thực đáng quý, nhưng biết buông ra mới là đạo lý chân chính xử thế trong đời.
4. Của cải lớn nhất của đời người
Câu nói này mặc dù ai cũng biết, nhưng thực sự thấu hiểu được không phải là chuyện dễ. Xin hãy thử xem người xưa, người nay, người trong nước, người Tây, người Tàu, người Mỹ,... đã mấy người thoát khỏi vòng mê hoặc, dụ dỗ của danh của lợi...
Có nhiều người coi danh lợi, bổng lộc. tình yêu là cái theo đuổi cao nhất của cuộc đời, mà không biết rằng của cải lớn nhất của đời người chính là sức khỏe của mình. Một câu chuyện cổ kể rằng, có một người ham mê của cải hơn mạng sống, anh ta lạc vào một núi vàng... Lúc đầu sung sướng như điên vì lấy được nhiều vàng bạc châu báu, nhưng rồi bi lạc trong núi vàng, bỏ xác tại đó. Có thể nói rằng, sức khỏe là cái quý báu nhất, và cũng là của cải lớn nhất của đời người. Nếu ta không hiểu được điều này thì bất kể danh lợi gì, ham muốn gì đều trở nên vô nghĩa.
5. Không luận thiên tài
Những học sinh mới học vẽ thường thích hỏi; "Thầy ơi, em không phải là thiên tài có học vẽ được không?", "Thầy ơi, thầy xem em có thiên tài hay không?".
Tôi cảm thấy từ "thiên tài" thật là tai hại. Vì người thành công có thể lấy nó làm chiêu bài, nói thành công của mình là do thiên tài tuyệt vời; người thất bại lại có thể lấy nó làm cái bia chống đỡ, quy thất bại của mình là do không có thiên tài. Vì thế, người thành công sẽ được thần thánh hóa, cơ hồ khi sinh ra họ đã có sẵn "năng lực đặc biệt", không cần nỗ lực cũng có thể thành công; người thất bại có thể đỗ lỗi do không có thiên tài để tự an ủi mình, cơ hồ bản thân không có điều gì dở, cái dở là do cha mẹ không sinh ra mình là một thiên tài.
Kỳ thực thiên tài  là gì? Thiên tài chỉ là một từ hư ảo mà thôi! Nếu cần có một định nghĩa cho thiên tài, thì tôi nghĩ nó sẽ là "năng lực tự mình kích phát, khát vọng theo đuổi lý tưởng tối cao và nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ".
Cuối cùng, hy vọng mọi người bớt dùng từ "thiên tài", vì không có một thiên tài thật sự nào lại nói bản thân là "thiên tài" và cũng chẳng có người nào suốt ngày miệng nói "thiên tài" thì bản thân có thể trở thành thiên tài
6. Lúc Đi Trắng, Lúc Về Đen
Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.
Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.
Anh là Dương Chu chạy ra bảo:
"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"
http://img4.phanvien.com/2009/08/30/cho-trang-de-8-con-cun-den-4.jpg
  Lời Bàn:
Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm hay sao! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này
 nha tranh xom truc.60x60.jpg, 16 KB  7. Ông Lão Bán Dầu
Ông Trần Nghiêu Tư làm quan đời nhà Tống, bắn cung giỏi có tiếng. Đời bấy giờ không ai bằng. Ông cũng lấy thế làm kiêu căng.
Ông thường bắn trong vườn nhà. Một hôm có ông lão bán dầu đi qua, thấy ông đang bắn, đặt gánh xuống, ngấp nghé xem mãi. Ông lão thấy ông Trần Nghiêu Tư bắn mười phát, trúng được tám, chín, thì hơi gật gù, mỉm miệng cười. Ông Trần Nghiêu Tư thấy vậy gọi vào hỏi:
"Nhà ngươi cũng biết bắn à? ta bắn chưa được giỏi hay sao?"
Ông lão nói:
"Chẳng phải giỏi gì cả. Chẳng qua là quen tay thôi".
Nghiêu Tư giận lắm bảo:
"À! Nhà ngươi dám khinh ta bắn không giỏi à?"
Ông lão nói: "Cứ xem tôi rót dầu thì đủ biết".
Nói xong, bèn lấy một cái bầu đặt xuống đất, để đồng tiền lên miệng, lấy cái môi từ từ rót dầu qua lỗ đồng tiền, mà không dây một tý dầu nào ra đồng tiền cả. Rồi nói:
"Tôi cũng chẳng phải giỏi gì, chỉ quen tay mà thôi".
Nghiêu Tư cười, chịu là phải.
 Nong dan nam bo. 60x90.jpg, 17 KB  Lời bàn:
Bắn, mà mười phát trúng cả mười, ai không chịu là giỏi? Nhưng rót dầu qua lỗ đồng tiền mà không dây ra đồng tiền tưởng cũng không ai chê được là không giỏi. Cho nên ông lão bán dầu, thấy ông Nghiêu Tư tự phụ là bắn giỏi, mà cũng tự phụ là rót dầu giỏi, ý muốn ấy cái tự phụ này đối lại cái tự phụ kia, để dạy rằng: giỏi hay không giỏi, thường chỉ là cái quen hay không mà thôi. "Trăm hay không bằng tay quen", câu tục ngữ ta đã nói. Mình quen nghề mình, người quen nghề người, chớ đã chắc gì là mình tài đức hơn người mà kiêu căng với người
8. Đánh Dấu Thuyền Tìm Gươm
Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý, đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đây".
Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâu? Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!
Lời Bàn:
Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Ở đời có những người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chữ "thời" là gì?
9. Ba Con Rận Kiện Nhau
  http://www.nguoihoian.info/wp-content/uploads/2009/09/conran.jpghttp://www.nguoihoian.info/wp-content/uploads/2009/09/conran.jpghttp://www.nguoihoian.info/wp-content/uploads/2009/09/conran.jpg
Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi:
- "Ba anh kiện nhau về việc gì thế?"
Ba con rận đáp: "Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất mầu mỡ."
Con rận kia nói: "Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi."
Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhau. Con lợn mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ mãi.
Lời Bàn:
Dân trong một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ gì đến cái hậu quả lâu dài chung, thì trí khôn thật không bằng mấy con rận nói trong truyện nầy.
Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương kết, lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho một mình lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ thì sâu cũng chẳng còn: trùng hại vật, vật chết thì trùng cũng hết kiếp
10. Quả tạ và cọng rơm
Nếu tôi đưa cho bạn một quả tạ, một hòn đá nhỏ và một cọng rơm để bạn ném xa, bạn sẽ chọn cái nào? Ðương nhiên là viên đá. Vì quả tạ quá nặng, cọng rơm lại quá nhẹ; quá nặng ném không đi, quá nhẹ lại không có lực. Chỉ có trọng lượng thích hợp, thể tích không lớn là viên đá thì mới có thể ném được xa.
Nếu tôi tiến cử cho bạn ba loại người: cuồng ngạo ngang ngạnh, không thấp không cao và nhút nhát bảo thủ - thì bạn sẽ chọn ai? Đương nhiên là người không thấp không cao, vì người đầu dùng không được, người cuối đỡ dậy không nổi, chỉ có người giữa; không nặng không nhẹ, "cân lượng" thích hợp
11. Là gì và tại sao?
Tôi có một người bạn đang dạy tiểu học, cô ấy nói lớp cô có mấy học sinh rất xuất sắc, tôi liền hỏi "Cô thấy điều khác biệt lớn nhất giữa học sinh có năng khiếu và học sinh bình thường là ở đâu?".
alt

Cô ấy nói: "Rất đơn giản, học sinh bình thường đều hỏi "là gì", còn học sinh thông minh thì lại thích hỏi "tại sao?". Dạy tới "bốn mùa", đối với loại học sinh trước, chỉ cần nói một năm có bốn mùa xuân hạ thu đông là được. Đối với loại học sinh sau, không nói thêm lý lẽ về bốn mùa là không thể được. Đó là vì học sinh bình thường chỉ cần biết đại khái, còn học sinh năng khiến lại muốn hiểu sâu hơn".
Thật không ngờ lại có sự khác nhau lớn như vậy. Vì vậy, khi chúng ta dạy con, cần làm cho con cái không những hỏi "là gì?", mà cần hỏi sâu hơn "tại sao?".
12. Thói thường
Vì sự an toàn của sinh viên, một tổ chức từ thiện quyết định quyên góp một chiếc cầu cho trường đại học. Nào ngờ vị hiệu trưởng nghe nói xong lại bày tỏ sự phản đối, cho rằng muốn xây thì xây đường hầm. Vì theo ông ta quan sát, các sinh viên không thích đi lên cầu  mà thích đi xuống đường hầm, vì vậy xây cầu sẽ không có lợi ích gì.
Vị đại diện của tổ chức từ thiện thắc mắc hỏi: "Thật ra thì số bậc thềm của cầu và đường hầm như nhau, khi đi sức lực bỏ ra như nhau, thế thì tại sao sinh viên lại thích đi xuống đường hầm chứ không thích đi lên cầu?"
Vị hiệu  trưởng trả lời: "Vì cầu lên trước xuống sau, còn đường hầm thì lại xuống trước lên sau, sinh viên thấy cần phải tốn sức đi lên thì lười đi; thấy đường hầm đi xuống nhẹ nhàng, nên thích đi qua. Nhưng họ không nghĩ rằng, lúc lên cầu cố nhiên là tốn sức nhưng xuống cầu lại nhẹ nhàng, lúc xuống đường hầm cố nhiên là đỡ mất sức nhưng sau đó cũng phải đi lên đường hầm".
Điều này có lẽ là thói thường của con người hiện đại thời nay.
13. Say và điên
Rất ít người say bí tỉ nào lại thừa nhận mình say, cùng rất ít người mắc bệnh tâm thần cho rằng mình điên, cho dù bước đi của họ có khập khểnh nhưng khi bạn nói với họ "Anh say rồi!"; "Anh điên rồi!" thì họ đều phủ nhận. Đó là vì họ đã say rồi, đã điên rồi, say đến mức không còn cảm thấy mình say, điên đến mức không còn cảm thấy mình điên.
Vì vậy nếu bạn muốn khuyên một người đừng say, phòng một người sắp phát điên thì nếu nhắc nhở họ, khai thông họ khi họ đang tỉnh táo. Đến khi họ say, tinh thần tán loạn, mà lại khuyên bảo họ thì khó khăn lại càng khó khăn hơn

Tâm thư con gái gửi bồ nhí của bố





"Con chào cô.

Con tên là Mai Anh - con gái bố Trọng và mẹ Thư. Cô có biết con không? Bố con có bao giờ kể với cô về con không?

Lâu lắm rồi bố con không về nhà, con hỏi thì mẹ bảo bố con bị cô bắt cóc mất rồi. Con tưởng chỉ trẻ con như bọn con mới bị người xấu bắt cóc, chứ bố con lớn đùng thế ai thèm bắt cóc làm gì?

Lần đầu tiên con nghe thấy có phụ nữ làm cướp đấy cô ạ. Chắc cô phải oách lắm nhỉ? Nhưng mẹ con bảo cô không phải tướng cướp, không phải cướp biển, không phải cướp ngân hàng, cũng không phải phù thủy. Cô rất xinh là đằng khác, cô cũng rất dịu dàng và ngọt ngào.

Thế tại sao cô lại bắt bố con? Cô bắt bố con về làm gì hả cô? Cô có đánh bố con không? Con xem trên ti vi thấy bọn bắt cóc hay đánh người lắm. Bố con có bị ốm, có bị đau không hả cô?

Cô ơi, cô thả bố con ra đi! Con với mẹ nhớ bố con lắm rồi!

Bố không ở nhà, mẹ con chẳng cười, chẳng nói nhiều với con như trước. Nhiều lúc mẹ còn cáu gắt với con đấy.

Con khoe mẹ con được điểm 10 môn toán mẹ cũng chẳng vui gì cả. Trước đây, mẹ suốt ngày xoa đầu con bảo: “Mai Anh ngoan nhất nhà!”. Nhưng bây giờ con có chơi ngoan cho mẹ làm việc mẹ cũng chẳng khen con gì hết. Buồn thế đấy cô ạ!

Nhiều lúc mẹ cứ im lặng như tượng, con sợ lắm cô ạ! Con hát, con múa cho mẹ xem, mẹ cũng chẳng vỗ tay nữa. Mẹ hết yêu con rồi phải không cô?

Đêm nào mẹ con cũng khóc làm con phải khóc theo đấy cô ạ. Mẹ con khóc sưng đỏ cả mắt, con thương mẹ lắm. Thế mà lúc con dỗ mẹ, bảo mẹ là: “Mẹ đừng khóc nhè nữa!” thì mẹ lại càng khóc to hơn. Cô có biết làm thế nào cho mẹ con nín khóc không?

Con buồn không có ai chơi nên cứ phải chơi với con chó Mi-lu lông xù. Trước đây bố con cũng quý nó lắm. Con với bố cứ chiều chiều lại dắt nó đi dạo. Nó thông minh lại ngoan ơi là ngoan.

Nhưng khi con kể với nó là con nhớ bố lắm, nó lại không thèm trả lời con gì cả. Chán lắm cô ạ! Có khi nó cũng nhớ bố con ấy, nhưng nó lại chẳng thể nói được.

Cô ơi, sao cô bắt cóc bố con lâu thế? Con nhớ hôm ông ngoại đưa con đi nhận phần thưởng sơ kết học kì I về thì mẹ ôm con khóc, bảo bố bị bắt cóc rồi. Đến bây giờ con sắp được nghỉ hè rồi mà cô vẫn chưa thả bố con về là sao hả cô?

Con nhớ bố con lắm rồi, thật đấy cô ạ! Bố hứa mua cho con búp bê mới nhưng bố chưa kịp mua thì đã bị cô bắt cóc mất rồi. Bố còn hứa đưa con đi công viên nước chơi và dạy con tập bơi nữa.

Mùa hè đến rồi, lớp con các bạn được đi công viên nước hết rồi cô ạ. Nghe các bạn ấy kể chuyện vui ơi là vui. Có mỗi con chưa được đi thôi.

Dạo này con không phải đi học nên ban ngày mẹ đưa con sang nhà ông bà ngoại chơi, tối mẹ tan làm mới đón con về. Ông bà ngoại tốt với con lắm, nhưng con vẫn thấy nhớ bố cô ạ.

Con để phần bố cây kem ốc quế con thích ăn nhất trong tủ lạnh mà mãi bố chưa về. Cô bảo với bố con là, bố không về nhanh là con ăn hết không phần bố nữa đâu đấy!

Mặc dù con không thích cô phải vào tù tẹo nào nhưng nếu cô không thả bố con về thì con sẽ đi báo chú công an bắt cô vì tội bắt cóc đấy!

Con bảo mẹ thế nhưng mẹ lại nói rằng chú công an cũng không bắt được cô, chỉ khi nào cô tự thả bố con thì bố mới về với con được thôi. Thế nên con đành viết thư gửi cho cô xin cô thả bố con về.

Cô ơi, cô thích món đồ chơi nào? Hay là con cho cô con búp bê đẹp nhất của con, rồi cô trả lại bố cho con nhé. Con búp bê ấy mẹ mới mua cho con đấy cô ạ, mẹ sợ con chán vì không có bố chơi cùng ấy mà. Nó biết hát, biết nói “I love you” đấy cô nhé! Đảm bảo cô sẽ thích cho mà xem!

Hay là con cho cô mấy bức tranh con vẽ nhé! Bố con ngày trước thích lắm, cứ khen con vẽ đẹp mãi đấy cô ạ. Bố còn đóng khung treo chúng lên tường nữa cơ.

Tạm thời con chưa nghĩ ra cái gì nữa có thể cho cô. Nhưng cô thích gì cứ nói với con, con với mẹ sẽ cho cô, miễn là cô trả bố về cho con.

Cô ơi lúc nào cô đọc được thư này thì cô thả bố con ra nhé! Con định viết thư cho bố bảo bố về với con, nhưng mẹ bảo bây giờ bố bị cô giam cầm không thể nhận thư của con được nên con viết tâm thư cho cô. Cô nhắn với bố con là con và mẹ, thêm con Mi-lu nữa đều nhớ bố con lắm, cô nhé!

Con cảm ơn cô!

AI CŨNG PHẢI HỌC LÀM NGƯỜI

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ, nên vô cùng vui mừng.
Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: Bạch Sư Phụ, nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?. Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người. Học làm người là việc học suốt đời, chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào, có học tập là có tiến bộ. Nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.

Thứ nhất: Học nhận lỗi
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội; thậm chí, nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình. Nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì; ngược lại, còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.

Thứ hai: Học nhu hòa
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm. Đi hết cuộc đời, răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa, thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được; chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi.
Tâm
nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung: những người cố chấp thì tấm lòng của họ, tính cách của họ, rất lạnh, rất cứng, y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm, như ngựa hoang, như vượn chuyền cành, khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì
cuộc sống
mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.

Thứ ba: Học nhẫn nhục
Thế gian này nếu nhẫn được một chút, thì sóng yên biển lặng, lùi một bước, thì biển rộng trời cao.
Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn, chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng, thì cần phải biết nhẫn; có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian; thậm chí, chấp nhận nó.
Ai cũng phải học làm người

Thứ tư: Học thấu hiểu
Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm: Học buông bỏ.
Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống. Lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề; không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình; biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.

Thứ sáu: Học cảm thương
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm thương. Cảm thương là tâm yêu thương.

Thứ bảy: Học sinh tồn
Để sinh tồn chúng ta phải duy trì, bảo vệ, thân thể khỏe mạnh. Thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm. Cho nên, đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐÁNG SUY NGẪM

Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".

Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

Câu chuyện thứ hai: Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.


Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".

Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

Câu chuyện thứ tư: Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".

Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

Câu chuyện thứ năm: A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!

Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nãy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

Câu chuyện thứ mười: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
-Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
-Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn

CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ


Tôi sẽ kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện nói về bổn phận của người con đối với mẹ của mình. Nó thường xảy ra ở trong gia đình, như sau:
         Một anh chàng làm giám đốc ở một công ty lớn. Đến sinh nhật mẹ, anh ta ra tiệm hoa lớn. Vừa bước xuống xe, anh thấy 1 em bé đứng bên góc đường khóc. Anh lại gần đứa bé và nói :
_ Cháu làm sao vậy? Cháu hãy nói cho chú biết, có thể chú giúp được.
Cô bé nói :
_ Hôm nay là sinh nhật của mẹ cháu. Cháu chỉ có 5000đồng, không đủ tiền để mua hoa tặng mẹ.
Chàng nói :
_ Để chú mua cho cháu. Cháu lựa bông hoa đẹp nhất mà tặng mẹ.
Cô bé chọn bông hoa đẹp nhất và cảm ơn anh ta. Còn chàng trai thì nói với người bán hoa:
_ Gói cho tôi 1 bó hoa co một trăm cây hồng trong cái đó rồi gửi theo địa chỉ này.
Anh ta quay sang cô bé và nói:
Chú chở cháu về nhà nhé, được không?
Vừa được mua hoa, vừa được đi xe, cô bé vui vẻ lên xe và cảm ơn. Cô bé chỉ vô cái đường đến nghĩa trang. Cô bé nói:
_ Gần đến nhà cháu rồi.
Đến nơi, cô bé xuống xe và đến gần 1 ngôi mộ chưa kịp mọc cỏ và đặt bông hoa hồng, nói:
_ Con chúc mừng sinh nhật mẹ.
Anh ta hoảng hốt hỏi:
_ Sao cháu lại đến đây? Nhà của cháu đâu?
Cô bé thản thiên nói :
_ Mẹ cháu mất nên ngôi mộ này cũng là nhà của cháu.
Khi nghe cô be nói, anh ta liền nhớ tới mẹ, lên xe và chạy đến tiệm hoa, hỏi:
_ Cái bó hoa kia gửi chưa?
Cô gái nói là chưa gửi. Anh ta lấy lại bó hoa đó rồi chạy xe mấy trăm mét về nhà mẹ. Khi đến nhà, anh gõ cửa và nói thầm:
_ Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con yêu mẹ lắm!
Cánh cửa vừa mở, anh vui mừng chạy vào nhà.     Nhưng tìm mãi chẳng thấy mẹ đâu, anh ta ân hận quỳ trước chiếc giường mà mẹ đã ngồi mỏi mắt chờ mong đứa con thân yêu về. Anh ta vội vã đi hỏi thăm những người thân với mẹ nhất thì mới biết mẹ đã qua đời. Người hàng xóm đưa cho anh lá thư bà viết trước khi mất :
_ Con thân yêu của mẹ!
Từ khi công ty của con được thành lập, mẹ cảm thấy con dành thời gian cho công việc thì nhiều , còn cho gia đình thì ít nên con không biết mẹ bị bệnh tim. Mẹ mong con sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình. Khi mẹ mất, con nhớ giữ gìn sức khỏe và biết quan tâm , giúp đỡ mọi người. Nếu được như vậy thì mẹ ở dưới suối vàng cũng yên tâm hơn.
          Khi chúng ta lớn lên, chúng ta phải phụ dưỡng cho cha mẹ khi cha mẹ về nhà. Như vậy, chúng ta mới làm ba mẹ vui lòng và ba mẹ sẽ không bị buồn khi về già.

Con gái - Con dâu

Con gái - Con dâu

(truyenngan.com.vn) Từ khi có con dâu, con gái thấy có cái gì đó lạ quá trời lạ. Má gần như đã thay đổi hoàn toàn đến độ má không còn là má nữa.
***
1.
Ngày chưa có con dâu, cả nhà thầm nghĩ “Thể nào má mình cũng trở thành bà mẹ chồng khó tính”. Bởi lúc nào má cũng khắt khe, chi ly từng tý một với con gái. Quét nhà lốm đốm một chút cũng không xong. Mới học hết mười hai nhưng cơm canh đều phải biết lo cho ngon ngọt. Áo quần phải gọn gàng, sạch sẽ. Má cằn nhằn vì đi học về trể năm phút, sáng thức dậy sau năm giờ. Còn có hàng trăm quy định khác như buổi tối tuyệt đối không được ra ngoài, ăn coi nồi, ngồi coi hướng, đi đứng nhẹ nhàng,…Ôi thôi! Con gái mệt lắm, chật vật lắm với tỷ tỷ những quy định hà khắc của má.
Con trai vì thế mà rất lo lắng. Ngày con trai đưa người yêu về ra mắt cả nhà gần như má chẳng nói gì. Thằng quý tử vì thế lo ngây ngấy “Nè Út, má có nói chi không Út?” Con gái làm mặt cao “Nói chi là nói chi. Bà người yêu của ông anh xấu quắt quắt, lại vụng thấy mồ, không biết làm ly nước chanh răng cho ngon thì má còn biết nói chi. Chuyến ni, bả mà dề làm dâu thì coi như tiêu tùng với má rồi”.
con gái và con dâu
Bị con gái dọa, con trai càng lo dữ. Mà đúng thế thật rồi, cô người yêu là dân thành phố vốn quên được yêu chiều từ nhỏ, có bao giờ phải mó tay mó chân vào việc gì đâu. Rồi nàng ta đã biết gì về người miền quê đâu, những người dân luôn đề cao cái tình nghĩa, lễ nghi, lời ăn tiếng nói hơn vật chất hay vẻ bề ngoài tươi roi rói của cô gái thị thành. Con trai lại là con trai một, cháu đích tôn, niềm tự hào của cả dòng họ nữa chứ. Làm con dâu trưởng mà không biết gì thì khó thật. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để con trai phải lo đến phát sốt lên được. Nhưng con trai yêu nàng hơn tất cả những thiếu sót đáng tiếc của nàng.
Má gật đầu đồng ý và muốn con trai đưa nàng về nhà thêm một lần nữa trước ngày đính hôn. Má gọi cả hai lại nghiêm giọng bảo “Cháu biết đó, thằng Châu Tuấn là con trai một của bác, là cháu đích tôn của nhà này. Việc làm dâu đã không dễ, làm dâu về quê càng khó, càng khó hơn khi đó là đứa con dâu trưởng với rất nhiều trọng trách. Cháu hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định. Một khi đã quyết định thì phải cố gắng để làm tốt mọi việc và không được hối hận chi hết. Cháu hiểu ý bác!”
Con trai ngồi nghe mà thấy mừng hú trong bụng. Đầu xuôi tất đuôi phải lọt.
2.
Từ khi có con dâu, con gái thấy có cái gì đó lạ quá trời lạ. Má gần như đã thay đổi hoàn toàn đến độ má không còn là má nữa. Má trở thành bà mẹ chồng dễ tính và thương yêu con dâu bậc nhất trên trái đất này. Nghe con dâu sắp về thăm nhà, má lục tục lên xóm trên mua con gà, xuống làng dưới nài con vịt. Rồi má vội vội vàng vàng lo thu thu vén vén cái phòng của đôi vợ chồng trẻ bỏ trống mấy lâu. Má lôi cái chiếu ra phơi, giặt cái chăn không quên ngâm comfor cho thơm ngát.
Mấy hôm đó, con gái bị sai vặt đến chóng cả mặt “lau phòng anh Hai cho sạch nghe con?”, “mua cho má nắm rau thơm, chị Trang bây không có rau thơm là không ăn được thịt vịt”, “con chạy xuống dì sáu nài cho má mớ khoai, chị Trang bây thèm khoai lang luộc lắm”, …
Nghe con dâu có thai, má lật bật khăn gói ra phố thăm với chục trứng gà so, con cua xanh, cũng có khi là mớ tôm đồng, bó rau, nãi chuối, trái dừa. Má dặn dò con dâu đủ chuyện như ăn đủ, ngủ đủ, làm ít, thư giản nhiều,…
3.
Trước ngày về nhà chồng, con dâu lo quá trời lo. Lo mẹ chồng khó tính, lo nhà chồng ở quê nhiều lễ nghĩa, lo cô em chồng đang tuổi nhạy cảm, lo không biết nấu ăn, thu dọn nhà cửa. Nhiều thứ lo đến phát ốm. Cũng có vài cô bạn động viên “Mình có ở chi với người ta mô mà lo, họa hoằn lắm năm về độ đôi ba lần giỗ chạp, tết nhứt chi đó thì lo chi. Cố chịu khó chút chút là qua liền ớ mà.”
Nghĩ cho bỏ công, mẹ chồng dễ quá trời dễ. Ngủ đến tận mặt trời lên tới ngọn tre vẫn không sao. Nấu ngon mẹ khăn, nấu dở mẹ chẳng chê lấy một lời. Vậy là từ lo lắng, con dâu thấy tự tin hẳn lên rồi dần chuyển sang tâm thế của một nàng dâu thời hiện đại ỏng eo tự phụ với bản thân.
Thằng cu Tí chào đời lại như thêm một dịp nữa để con dâu có cớ làm đỏm. Cứ ôm khư khư thằng Tí trong tay xem như một lý do để không cần phải động tay động chân vào bất cứ việc gì từ quét nhà, nấu cơm đến rửa chén bát.
Con dâu thấy sướng quá trời sướng, nàng thầm nghĩ “biết đâu, vài bữa nữa mình còn có thể ăn hiếp lại bả đó chứ. Mà đúng rồi còn chi, bả không tốt với mình đến khi bả già bả ở với ai. Lúc nớ, mình thích đối tốt thì tốt không tốt thì cũng chịu thôi”. Nghĩ thế, đôi lúc nàng dâu thấy cũng thiệt ác nhưng con người với quy luật sinh tồn không có chỗ cho lòng nhân từ chợt đến chợt đi mà ở đó chút quyền lợi cá nhân bị tước mất.
con dâu
4.
Con gái thấy thế ức lắm “Trời ơi là trời! cái gì cũng Trang, Trang,… nghe bực hết cả người” Con gái từ lo lắng cho cô dâu phải chịu khổ chuyển sang cằn nhằn má vì quý con dâu quá mức.
Má chỉ cười.
Con gái tình cờ nghe chị dâu nói chuyện với bạn về cái ý nghĩ muốn đối đãi với mẹ chồng ra sao thì muốn, “bả không sống với tau bả sống với ai, khó với tau vài bữa tau khó lại”. Nghe thế, con gái chỉ muốn “nhảy xổ” ra cho bà chị dâu “hổn xược” một trận. Má ngăn vội còn bênh chị dâu chằm chặp “thì hắn nói rứa cũng đúng mà, má không ở với hắn thì ở với ai bây chừ!”
Bực hơn nữa khi má chẳng bao giờ trách nàng dâu thức dậy muộn mỗi sáng, quên rữa chén bác, chưa kịp quét nhà, ngồi lê đôi mách. Bù lại, con gái phải chịu tất, làm tất. “Răng má bắt con dậy sớm trong khi chị dâu vẫn ngủ?”, “Lâu lâu hắn mới có được ngày nghỉ, để chị con ngủ thêm chút nữa”. Tức quá là tức. “Mình cũng lâu lâu mới được về nhà chứ bộ, chắc mình là con nuôi của má quá”.
Rồi con gái cũng lấy chồng. Đi làm dâu con gái càng thấy má sao dễ quá chừng chừng. Con gái phải dậy từ sớm lo cơm ngon canh ngọt, lo quét trong dọn ngoài, lo đối nhân xử thế bên nhà chồng, lo ngày ông ngày bà, tết nhất. Về nhà mình, nhìn cảnh má phải phục vụ nàng dâu, con gái uất nghẹn cả cổ.
Đến một ngày, gần như không nhịn nỗi nữa, con gái bực ra mặt “Chị Hai để thằng Ti em ngó cho, chị đi nấu cơm, dọn nhà cho má chớ. Ai lại con dâu để mẹ chồng làm tất tần tật như rứa mà mình chỉ đứng nhìn, người khác ngó vô coi răng được.”
Con dâu chực gằn lại “Cô Út có chồng thì lo bên chồng đi, biết chi nhà ni mà làm khôn làm khéo”.
Má nhẹ nhàng kêu hai đứa đến bên rồi khẽ bảo “Con gái, con dâu, con nào má cũng xem là con. Sở dĩ má khắt khe với con gái là má muốn con đỡ vất vả về sau. Nhà chồng không giống nhà mình. Quen sống sung sướng về nhà chồng người ta bảo nấu cơm không biết nấu, gặp bà con họ hàng không biết chào, ngày ông ngày bà không biết lo thì họ cười cho. Họ còn cười cả cha mẹ đã không biết dạy con nên mới rứa. Ở nhà má phải rèn, phải luyện bây giờ có chồng có con thấy mọi việc đơn giản, gặp khó khăn đến đâu cũng vượt qua được. Làm đàn bà phải rứa đó con nợ. Với con dâu, má không thiên vị chi hết. Chỉ có điều, con được sinh ra, nuôi dạy khôn lớn để về làm dâu má bởi ba mẹ của con. Con mới về đây gọi má là má thật không dễ. Má chỉ muốn con Trang cảm nhận được tình yêu thương từ nhà mình, để con thấy rằng đây là mái ấm của con, nhà của con, ba má của con, cuộc đời con từ nay sẽ gắn liền với nơi này. Khi nào con cảm nhận được điều nớ con sẽ biết mình phải làm răng và má có dạy con cái chi thì cũng không phải là sự khó khăn giữa mẹ chồng nàng dâu. Tình yêu thương má luôn đặt lên hàng đầu.
Bây chừ, má đã nói hết lòng mình với hai chị em bây rồi đó. Bọn con đã lớn, tự hiểu và biết phải làm chi, nghe!”
Nước mắt lưng tròng, con gái thấy lòng má mênh mông quá chừng để sao quặn thắt trong tim khi chưa kịp báo đáp má đã vội lấy chồng, chưa kịp hiểu hết lòng má đã vội trách móc.
Lần đầu tiên con dâu thấy có lỗi và xấu hổ vô cùng. Xấu hổ với má, với chồng, con, với con gái, với cả đấng sinh thành ra mình. Gạt đôi hàng nước mắt nóng bỏng đang lăn dài trên mặt, con dâu thầm hứa sẽ luôn là nàng dâu ngoan hiền như tình thương của má, để không còn thấy hổ thẹn như ngày hôm nay.
                                    

CÂU CHUYỆN VỀ " BỐ "

Bố...!!!

Nhìn trên tay bố còn mấy chục ngàn tiền lẻ, con không lấy trả lại cho bố, bố cũng không lấy. Bố nhét lại vào tay con "lấy đi, bố còn tiền". Lần này mắt con cũng cay cay!
***
Bố...!!!
Nội kể, ngày sinh con ra nhà mình nghèo lắm, người ta bảo với bố đem cho con đi người ta sẽ cho bố nhiều tiền. Bố nói bố không cần tiền, bố chỉ cần con của bố.
Bố...!!!
Ngày còn bé nội dẫn con đi khắp nơi, con chẳng nhớ rõ nơi đó là đâu nữa, con chỉ nhớ rằng nội dẫn con về Láng Sen mà Láng Sen thì xa nơi mình ở lắm phải không bố? Hôm ấy bố chạy chiếc ghe lên rước nội và con về, bố bảo con ngồi vào lòng của bố, tay bố xoa đầu con: "Nhỏ chó! Mày đi lâu bố nhớ".
thương bố
Bố...!!!
Năm con học lớp 5 bố và gia đình mình lên Sài Gòn đi làm, bố làm thợ hồ, cực lắm, ăn chẳng dám ăn mà xài cũng chẳng dám xài, tiêu 1 ngàn bố cũng tiếc chỉ vì câu "để dành tiền gửi về cho tụi nhỏ ăn học".
Bố...!!!
Ngày con nói với bố "Bố ơi, con gái đậu tốt nghiệp rồi" mẹ bảo "bố mày mừng như lượm được vàng ấy, cứ cười tí ta tí tách suốt cả ngày."...
Bố...!!!
Một tháng ôn thi đại học của con, bố đi tìm nơi ôn thi cho con rồi ngày ngày bố tranh thủ giờ làm đưa con đi ôn rồi đón con về. Nhớ hôm con chuẩn bị thi đại học hình như đêm ấy bố không ngủ, bố nôn nóng còn hơn con nữa. Bố nằm đấy chờ trời sáng, 4h bố kêu con dậy, trường thi thì cách nơi mình ở không xa mà con mắt nhắm mắt mở bố đã tống lên xe.
Bố bảo: "Tranh thủ đi sớm chứ để kẹt xe là chết con ạ".
Trên đường đi bố mua nào là bánh bao, bánh mì, xôi và nước lỉnh kỉnh để con mang theo, nhớ ngày đó trời còn tối om thì 2 cha con đã đến trường, dựng xe trước cổng 2 cha con ngồi bẹp xuống đất vừa đập muỗi vừa ăn sáng.
Bố...!!!
Ngày con đậu đại học, bố cười tít mắt, lần ấy bố phải ăn chay một tuần trả lễ, bố nhăn nhó bảo với mẹ "Ăn xong đợt này tui ngán tàu hủ cả năm luôn quá bà ơi", mẹ chỉ cười vì có đời nào thấy bố ăn chay đâu.
Bố...!!!
Ngày con đau ruột thừa nhập viện, y tá hỏi "Anh chị muốn nằm phòng dịch vụ hay phòng thường?", bố bảo "nằm dịch vụ đi cho con nó khỏe".
Ngày bố bệnh y tá cũng hỏi như thế con nói "dịch vụ" bố bảo "thôi thôi....bố mày có nằm bao nhiêu đâu dịch vụ làm gì, nằm phòng thường đi cho nó đỡ tốn kém". Nhìn bố mắt con cay cay!
Bố...!!!
Con đi làm tiền lương công ty chậm trả hết tiền tiêu xài, con đùa bố "Bố ơi con gái đang "phá sản" rùi", bố móc túi đưa con trăm ngàn. Nhìn trên tay bố còn mấy chục ngàn tiền lẻ, con không lấy trả lại cho bố, bố cũng không lấy. Bố nhét lại vào tay con "lấy đi, bố còn tiền". Lần này mắt con cũng cay cay!
Bố của con là người như thế đó, bố không phải là thạc sĩ, kỹ sư bố cũng không là doanh nhân vĩ đại, bố của con chỉ là bác thợ hồ, là công nhân là chú bảo vệ nghèo đã làm lũ cả cuộc đời mình vì vợ và vì các con...nhưng.......con yêu bố, yêu bố thật nhiều! Trong con bố vĩ đại hơn bất kì ai hết, bố biết không?