Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Cách tiết kiệm của sinh viên thời công nghệ

Cách tiết kiệm của sinh viên thời công nghệ

Bài học đầu tiên của sinh viên không phải ở trên giảng đường mà là về cách quản lý chi tiêu sao cho hợp lý và tiết kiệm. Với một vật dụng không thể thiếu như điện thoại di động, họ có muôn vàn chiêu bài tiết kiệm.
1. Nhắn tin, gọi điện miễn phí
Việc nhắn tin đối với nhiều sinh viên là một thói quen. Có những ngày, Minh Trang (Đại học Hà Nội) nhắn đến hàng trăm tin với bạn trai. “Người yêu mình đi du học bên Anh, yêu xa nên chỉ biết gọi điện nhắn tin hàng ngày. Mà thời đại công nghệ rồi, nếu không dùng smartphone cài sẵn phần mềm Zalo thì có mà tiền ăn cũng không còn”, Trang chia sẻ.
Hiện nay Trang đang dùng chiếc smartphone Revo MAX của HKPhone. Tính ra mỗi tháng, Trang cùng nhiều bạn khác tiết kiệm được hàng trăm ngàn đồng cho việc liên lạc.
2. Sử dụng 2 sim liên lạc đồng thời
Là sinh viên, mối quan hệ mở rộng theo từng ngày, do đó nhu cầu liên lạc cũng tăng theo. Nếu như chỉ dùng 1 sim liên lạc với tất cả nhà mạng, chi phí ngoại mạng phải trả sẽ trở nên rất khó kiểm soát.
Với kinh nghiệm của mình, Quốc Phong (đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay: “Dùng 2 máy thì vướng, mà lại tốn tiền mua. Mình chỉ cần dùng 1 máy 2 sim là giải quyết được vấn đề. HKPhone Revo MAX của mình chỉ có hơn 3 triệu mà muốn gọi Đông gọi Tây gì cũng không phải lo chuyện ngoại mạng”.
3. Biến smartphone thành modem miễn phí
Internet không chỉ giúp các bạn sinh viên tiếp cận với thông tin hàng ngày, mà còn là công cụ tiếp nhận bài giảng, đăng ký tín chỉ hay làm việc nhóm…
Trong khi đường truyền mạng ở nhà trọ thường xuyên chập chờn, Mạnh Quỳnh (Học viện Tài chính) đã nghĩ ra chiêu mới: “Mình dùng Revo MAX 2 sim, 1 sim sinh viên để liên lạc, 1 sim 3G. Cước phí 3G cho sinh viên rẻ lắm, nên khi nào cần, mình dùng máy phát wifi tốc độ còn nhanh hơn nhiều internet của nhà trọ”.
4. Xem bóng đá, truyền hình
Đời sống sinh viên, có TV để theo dõi thời sự, phim truyện đã khó, xem bóng đá K+ còn khó khăn hơn nhiều. Giải pháp của nhiều bạn đặt ra: xem trên điện thoại.
Lê Tuấn (Đại học Xây Dựng), 1 fan bóng đá, chia sẻ: “Cứ đến trận bóng thấy anh em nháo nhác tìm chỗ xem, mình chỉ cần mỗi điện thoại, đã có sopcast trực tiếp K+, thích phim truyện đã có HBO, thích ca nhạc có YanTV online, lúc nào cũng có, mấy thằng bạn cùng phòng cũng được thơm lây”.
5. Tiết kiệm xăng, dùng bản đồ
Một vấn đề nữa của sinh viên, đường xá thủ đô vừa nhằng nhịt lại tắc đường liên tục. Kè kè tấm bản đồ trên tay vừa không an toàn, lại không “pro” cho lắm. Do vậy, bản đồ trên điện thoại là một trong những ứng dụng được sử dụng thường xuyên khi phải ra đường.
“Hồi đầu mình còn ngại đi lại vì không quen đường. Giờ thì muốn đi đâu cũng có Google Maps dẫn đường tận nơi, tiện lợi vô cùng, lại còn đỡ được bao nhiêu tiền xăng” - Khang Duy (Đại học Công nghiệp) hồ hởi cho hay.
6. Chọn mua smartphone giá rẻ
Một điều quan trọng nhất, với mức chi tiêu eo hẹp của đa số sinh viên, việc lựa chọn smartphone đắt đỏ dường như là điều quá xa xỉ. Đến lúc này, tìm kiếm cho mình một thương hiệu và sản phẩm có giá thành hợp lý là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm.
Xuân Quang, sinh viên năm thứ 2 trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay: “Mình và rất nhiều bạn cùng lớp đã chọn mua các smartphone giá rẻ của HKPhone và cảm thấy rất hài lòng. Như mình mê xem phim nên chọn Revo MAX màn hình lớn 5,3 inch, chip lõi kép, pin khỏe mà giá chỉ hơn 3 triệu đồng”.
Với mức giá chỉ 3,4 triệu đồng phù hợp với hầu bao của sinh viên, HKPhone Revo MAX màn hình khổng lồ rẻ nhất hiện nay hoàn toàn thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu trên. Với cam kết “Smartphone chính hãng rẻ nhất Việt Nam”, trong 5 ngày đầu mua máy người dùng có thể nhận được 500.000đ nếu tìm được smartphone có cấu hình tương đương hoặc hơn Revo MAX nhưng giá rẻ hơn. Ngoài ra, chính sách “100% Hài Lòng” còn cho phép khách hàng trả lại máy trong 3 ngày đầu mà không cần bất kỳ lý do gì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét