Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

BlackBerry 10 Dev Alpha C: Con lai giữa Z10 và Q10 đang được thử nghiệm

BlackBerry đã bắt đầu phân phối thiết bị BlackBerry Dev Alpha C tới tay các lập trình viên với mục đích thử nghiệm và test lỗi.
Như vậy là BlackBerry đã hoàn thành kế hoạch phân phối thiết bị này tới tay các nhà phát triển ứng dụng ngay trong tháng 3.












Dev Alpha C chưa có tên chính thức nhưng sẽ là smartphone sắp BlackBerry tung ra trong thời gian tới. Thiết kế của máy khiến người dùng liên tưởng đến cả hai smartphone BlackBerry 10 hiện tại là Z10 và Q10 với bộ khung vuông cứng cáp, nam tính cùng bàn phím QWERTY cứng đặc trưng của BlackBerry. Hiện tại, cấu hình của thiết bị này vẫn chưa được công bố.
vt - theo genk

Smartphone Kindle sẽ có màn hình 4,7 inch

Nguồn tin từ Digitimes Đài Loan đã vừa tiết lộ một chút về thông tin màn hình của smartphone Kindle.
Theo đó, chiếc điện thoại này sẽ được trang bị màn hình 4,7 inch tăng hơn so với kích cỡ ban đầu là 4,3 inch. Amazon đã phải tăng diện tích hiển thị trên smartphone của mình sau khi xét thấy nhu cầu về sử dụng điện thoại màn hình to của người dùng đang ngày càng lớn.





Tuy vậy, các thông số về cấu hình của smartphone Kindle vẫn chưa được tiết lộ dù đã xuất hiện thông tin cho thấy điện thoại Kindle sẽ được bán ra vào tháng 6. Được biết, Amazon định kết thúc khâu kiểm tra kỹ thuật (EVT) lần cuối trong quý I/2013 sau đó bắt đầu bán sản phẩm vào quý II. Tuy nhiên, cả công ty trực tiếp sản xuất smartphone Kindle là Ensky Tech và Amazon đều đang gặp phải vấn đề "liên quan tới nền tảng di động" của chiếc điện thoại này, dẫn đến việc khâu kiểm tra kỹ thuật bị kéo dài.


Có vẻ như hãng sản xuất bán lẻ của Mỹ đang tham vọng sản xuất một chiếc điện thoại Android với nhiều phần mềm hỗ trợ thông minh, cũng như tích hợp rất nhiều các dịch vụ của hãng. Bên cạnh đó, người dùng cũng đang rất kỳ vọng đó sẽ là chiếc điện thoại có mức giá hấp dẫn giống như loạt tablet Kindle Fire đã ra mắt của Amazon.
vt - theo genk

Thêm một Galaxy S4 nhái, giá 4,5 triệu đồng

Một thiết bị Galaxy S4 nhái nữa lại tiếp tục xuất hiện mang tên Sunle (tên mã là S400) với thiết kế giống hệt siêu phẩm Galaxy S4 của Samsung.
Giống như loạt các sản phẩm điện thoại nhái khác, Sunle cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. Smartphone này có mức giá 4,5 triệu đồng.




Thiết kế của Sunle rất giống với Galaxy S4.

Với mức giá bán như thế, cấu hình của Sunle chắc chắn không thể thuộc loại cao cấp được. Cụ thể, chiếc Galaxy S4 nhái này chỉ được tích hợp vi xử lý lõi tứ MediaTek MTK6850 cho tốc độ 1,2 Ghz cùng 1 GB RAM và màn hình IPS 5 inch cho độ phân giải 720x1.280 pixel. Camera của máy cũng khá hẻo với thông số lần lượt là 8 megapixel và 3 megapixel.

Về bộ nhớ trong, Sunle có dung lượng lưu trữ 8 Gb và được hỗ trợ bởi khe cắm thẻ nhớ microSD. Thời lượng pin máy cũng khá tàm tạm với dung lượng 2.100 mAh. Sunle sẽ chạy Android 4.1.2 khi xuất xưởng.

Được biết, trước đó GOOPHONE đã nhanh chóng tiết lộ họ sẽ sớm trình làng chiếc điện thoại Goophone i4 nhái lại smartphone đình đám Samsung Galaxy S4 vừa ra mắt cách đây mới 1 tuần. Đây được coi là smartphone đầu tiên nhái theo Galaxy S4



Hình ảnh của chiếc điện thoại Goophone i4 sao chép giống hệt smartphone Galaxy S4.

Đa dạng hệ điều hành sẽ tốt hơn cho người dùng di động


Việc nhiều nhà cung cấp sẽ dẫn tới sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng hơn. Các nhà phát triển sẽ biết mình đang đứng ở vị trí nào, từ đó có những bước đi đúng đắn hơn để cạnh tranh với đối thủ. Rõ ràng, yếu tố cạnh tranh sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất để dẫn dắt thị trường phát triển.
Báo cáo gần đây nhất của IDC đã nêu rõ doanh số toàn cầu của smartphone sẽ sớm vượt qua dòng điện thoại tính năng (feature phone) ngay trong năm nay. Đây sẽ là câu trả lời logic nhất cho câu hỏi tại sao các hãng công nghệ lại đang cạnh tranh vô cùng sôi nổi trên "mặt trận” hệ điều hành cho di động. Và chúng ta sẽ được tiếp tục chứng kiến rất nhiều nền tảng mới với nhiều bất ngờ trong vòng 12 tháng nữa.

Đa dạng hệ điều hành sẽ tốt hơn cho người dùng di động 1
Thị trường smartphone đang bùng nổ hơn bao giờ hết, nhưng hãy nhớ, một thiết bị di động không chỉ là phần cứng mà còn bao gồm cả "linh hồn” của nó, nền tảng di động. Cũng như Apple đã khéo léo chứng minh, "nhiên liệu” để tiếp sức cho những sản phẩm của họ chính là chợ ứng dụng vô cùng phong phú và hấp dẫn trên nền tảng iOS. Những gì mà chúng ta đang được chứng kiến trong thế giới hệ điều hành ngày nay đó là sự thống trị của Apple và Google, nhưng hơn thế nữa, đó là sự trưởng thành không ngừng của thị trường di động.

Đa dạng hệ điều hành sẽ tốt hơn cho người dùng di động 2

Một số ý kiến tranh luận rằng những nền tảng khác ngoài Android và iOS dường như chỉ là "background”, là bước đệm trong bức tranh toàn cảnh về hệ điều hành, buộc Google và Apple phải sáng tạo và đổi mới nhiều hơn nữa nếu muốn tiếp tục duy trì vị trí của mình. Tuy nhiên, hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, Windows Phone 8 đang có những bước đi vững chắc và nền tảng này đã có một số bước tiến nhất định khi nhận được đánh giá rất khả quan từ người dùng và các nhà phân tích. 

Đa dạng hệ điều hành sẽ tốt hơn cho người dùng di động 3

Nếu bạn đang tìm kiếm muốn điều gì đó khác biệt nhưng hấp dẫn và có thể sử dụng, hệ điều hành Windows Phone rất xứng đáng để bạn trải nghiệm. Hơn nữa, nền tảng này đang được "cha đẻ” Microsoft "ấp ủ” kế hoạch hợp nhất với Windows 8 để cung cấp cho người dùng một hệ sinh thái thống nhất cho smartphone, tablet và máy tính.

BlackBerry 10 cũng đang ở trong một tình huống tương tự như vậy, mặc dù những gì mà nền tảng này làm được vẫn chưa thể so sánh với Windows Phone 8. BlackBerry 10 là nỗ lực cuối cùng để cứu lấy một hệ thống đã từng thống trị cả thế giới di động. Không ai mong muốn một kết thúc "bi thảm” là sự biến mất của BlackBerry, tuy nhiên, có thể gần như chắc chắn rằng nền tảng này sẽ không bao giờ có thể trở lại thời kì thống trị của mình như trước nữa. Dù sao đó cũng là điều tốt, khi xu hướng công nghệ hiện tại là hướng tới kỉ nguyên của những nền tảng di động mang tính bình đẳng và không chịu sức ép của bất kì sự thống trị hay độc quyền nào.
Mục tiêu hướng tới 2 tỷ người dùng Internet tiếp theo

Hiện tại thì trên thế giới có khoảng 2 tỷ người đang sử dụng Internet, tuy nhiên phần lớn số lượng này nằm ở các nước phát triển. Để có thể kết nối con số 2 tỷ người tiếp theo, một số tập đoàn lớn như Mozilla khẳng định cần có một sự tiếp quản thị trường điện thoại tính năng truyền thống, cũng đồng nghĩa với thị trường mới nổi và đang phát triển.

Đa dạng hệ điều hành sẽ tốt hơn cho người dùng di động 4
Chính vì vậy mà các hệ điều hành mới "ra lò” trong thời gian gần đây đều nhằm mục đích hướng tới các thị trường châu Phi, Ấn Độ, Mỹ Latinh, và Trung Quốc. Đây là một nước cờ đầy tham vọng và thông minh, tác động của nó sẽ mang tầm vóc toàn cầu chứ không chỉ đơn lẻ từng khu vực khác nhau. Chúng ta đều biết rằng Twitter đang xây dựng một ứng dụng HTML5 cho hệ điều hành Firefox, nhưng điều mà tôi muốn nói tới ở đây đó là, vượt ra ngoài sự hấp dẫn của việc có tên một thương hiệu nổi tiếng, việc phát triển ứng dụng này sẽ có tác động mang tính toàn cầu.

Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi hàng triệu người dân tại các quốc gia và vùng lãnh thổ cùng sử dụng Twitter? Hay khi Facebook sở hữu số dữ liệu khổng lồ trên 2 tỷ người dùng? Tầm quan trọng của Internet trong việc kết nối mọi người dường như đang trở nên quan trọng và ấn tượng hơn bao giờ hết.

Firefox, Tizen, và Ubuntu Touch đóng khá nhiều vai trò ở đây. Và Mozilla đang đóng vai trò là yếu tố quyết định trong việc cập nhật trình duyệt với mật mã cho phép trình duyệt kiểm soát phần cứng thiết bị của người dùng. Cả ba nền tảng "mới toe” trên đều đang có những kế hoạch dựa trên HTML5. Báo cáo tại Mobile World Congress diễn ra vừa qua đã chỉ ra hệ điều hành FireFox quá chậm và có nhiều lỗi, tuy nhiên, có thể tin rằng giống như những nền tảng dựa trên trình duyệt, hệ điều hành Chrome và FireFox sẽ nhanh chóng trở nên tuyệt vời nhanh hơn bạn nghĩ.

Nhiều nền tảng di động hơn sẽ dẫn tới thị trường mạnh mẽ hơn
Không có lý gì mà những nền tảng di động phải đi vào con đường mòn giới hạn của máy tính để bàn và laptop. Việc nhiều nhà cung cấp sẽ dẫn tới sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng hơn. Những tín đồ công nghệ sẽ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp. Những "đầu tàu” như iOS và Android sẽ liên tục phải làm mới bản thân mình nếu như muốn tiếp tục khẳng định vị trí "độc tôn”. Những "đứa trẻ” còn non yếu sẽ phải hiểu rõ mình đang đứng ở vị trí nào, học hỏi kinh nghiệm và đi lên. Rõ ràng, yếu tố cạnh tranh sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất để dẫn dắt thị trường phát triển.