Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

BlackBerry Q10 về Việt Nam: Màn hình vuông, bàn phím lớn nhất từ trước tới nay !

 Hôm kia (6/3/2013), chiếc BlackBerry Q10 - một trong hai sản phẩm “hot” nhất thời gian gần đây của BlackBerry !
Tuy nhiên máy lần này chỉ là phiên bản thử nghiệm dành cho lập trình viên, chứ chưa phải bản chính thức. Có lẽ phải tới tháng 4 năm nay (theo như thông báo của BlackBerry), Q10 mới chính thức được bán ra trên thị trường.
Do chỉ là phiên bản thử nghiệm nên chiếc Q10 lần này cũng có đôi chút khác biệt. Chiếc Q10 màu đen tại Việt Nam có hoa văn mặt lưng giống với BlackBerry Z10, có những chấm bi san sát nhau chứ không phải họa tiết dạng carbon như ảnh nhà sản xuất công bố. Theo như ảnh chính thức từ BlackBerry, Q10 sẽ có 2 phiên bản: Màu đen với họa tiết mặt sau dạng Carbon, màu trắng với hoa văn mặt sau dạng chấm bi giống Z10. Còn ở đây chúng ta có bản màu đen với họa tiết mặt sau giống Q10 màu trắng.



Mặt sau của chiếc BlackBerry Q10 bản thử nghiệm tại Việt Nam.



Ảnh nhà sản xuất công bố.



Mặt lưng của chiếc BlackBerry Q10 màu trắng.

Thiết bị có thiết kế vừa phải, khá chắc chắn và ôm tay bởi mặt lưng được bo tròn. Máy cầm trên tay khá đầm (với trọng lượng 139 gram). Nhìn chung, Q10 cho cảm giác cầm rất tốt. Tuy nhiên cả hai model mới ra mắt gần đây của BlackBerry (Q10 và Z10) đều có thiết kế mở được nắp mặt lưng chứ không phải nguyên khối như xu hướng smartphone hiện nay. BB Q10 cũng lớn hơn BlackBerry Bold 9900.
Bàn phím QWERTY là một điểm nhấn ấn tượng trên chiếc Q10. Theo như BlackBerry, thiết bị trong bài viết này là chiếc điện thoại có bàn phím QWERTY to nhất từ trước tới giờ của hãng. Do cụm bàn phím khá lớn, nên từng phím riêng biệt cũng lớn hơn các thiết bị khác của BB. Q10 được trang bị 35 phím bấm tất cả, được chia thành 4 hàng ở mặt trước của máy. Mỗi hàng được ngăn cách với nhau bằng một dải kim loại khá đẹp mắt, vừa đóng vai trò tạo tính thẩm mỹ, vừa giúp việc gõ phím được dễ dàng hơn, tránh tình trạng bấm nhầm.

Tuy nhiên có vẻ bàn phím trên Q10 bản thử nghiệm này hơi khó bấm. Cảm giác phím rất nông và hành trình phím chưa thực sự khiến người dùng có cảm giác bấm phím rõ rệt. Hi vọng bản chính thức sẽ có sự khác biệt.

Màn hình trên chiếc Q10 có hình vuông (tỉ lệ 1:1) với độ phân giải 720 x 720 pixel. Màn hình này là loại Super AMOLED, 3,1 inch, cho màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên có lẽ màn hình trên chiếc Q10 thử nghiệm này chưa hoàn thiện, bởi trông màn hình màu sắc chưa được chuẩn lắm.

Theo anh Hưng, chủ cửa hàng Siêu thị BB (số 6 Bát Đàn, Hà Nội), anh nhập thiết bị này từ nước ngoài về bằng cách đặt mua từ người quen. Khi về tới nơi, tên mã máy đã được xóa mờ. Máy chạy hệ điều hành BB10, tuy nhiên chưa hoàn thiện nên hầu hết ứng dụng đều không chạy được. Máy có kết nối mạng, nhưng hoạt động khá chậm. Thiết bị cũng thường xuyên bị treo và phải khởi động lại rất nhiều lần.
Theo GSMArena.com

LG Optimus G Pro: Ứng cử viên siêu phẩm 2013

Lần lượt các smartphone cao cấp nhất của năm 2013 đã lộ diện ngoại trừ Samsung Galaxy S IV. Tính đến thời điểm này, có thể khẳng định LG Optimus G Pro là sản phẩm rất nổi trội trong số đó.
Ưu điểm:
- Nhẹ và gọn hơn Galaxy Note II.
- Thời lượng pin khá.
- Nhiều tính năng hỗ trợ thông minh.
- Camera chất lượng.
Nhược điểm:
- Kích thước lớn nên khá kén người dùng.
- Chất lượng đàm thoại còn hạn chế.
- Chế độ tự điều chỉnh độ sáng màn hình hoạt động chưa tốt.
Không quảng cáo đình đám như Sony hay HTC nhưng chiếc điện thoại của LG vẫn thu hút mọi ánh nhìn khi nó xuất hiện.





Optimus G Pro sở hữu màn hình 5,5 inch độ phân giải Full HD với mật độ điểm ảnh lên tới 401 ppi cùng bộ vi xử lý lõi tứ Snapdragon 600 tốc độ 1,7 GHz. Hiệu năng của dòng chip Snapdragon 600 có thể mạnh hơn chip S4 Pro tới 40%. Bên cạnh đó, G Pro còn sở hữu lượng RAM 2 GB, dung lượng lưu trữ 32 GB (có thể mở rộng lên tối đa 64 GB thông qua thẻ microSD).


Máy có camera sau 13 MP và camera trước 2,1 MP cùng nguồn pin dung lượng 3.140 mAh (có thể tháo rời) tương đương như phablet Galaxy Note II. Mặt khác, G Pro cũng được hỗ trợ cả công nghệ sạc không dây tiên tiến và kết nối mạng LTE. Thiết bị sẽ chạy trên nền hệ điều hành Android 4.1.2 Jelly Bean.


G Pro chính xác là những gì mà nhiều người dùng ao ước với màn hình lớn, cấu hình "khủng". Nhưng mức giá của smartphone này cũng không rẻ và liệu kích thước lớn có trở thành rào cản cho chiếc điện thoại của LG tỏa sáng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời sau khi đánh giá chi tiết về smartphone Optimus G Pro.


Thiết kế


Ngay khi nhìn thấy Optimus G Pro chúng ta có thể thấy rằng nó nhỏ nhắn hơn Galaxy Note II mặc dù cả hai có cùng kích thước màn hình. Để đạt được điều này, các nhà thiết kế của LG đã cố gắng tạo ra một lớp viền màn hình cực mỏng trên G Pro. Khi cầm trên tay, G Pro vẫn cho cảm giác tương đối thoải mái vì bề ngang không quá bè và phần lưng được bo hơi cong, khá ôm tay.


Tuy vậy, để thao tác tốt trên màn hình "quá khổ" này cũng không thực sự đơn giản, nhiều khi mặc dù đã vươn ngón tay hết mức, bạn vẫn không thể chạm vào phần đỉnh màn hình nếu sử dụng bằng một tay. Bên cạnh đó, máy khá dài nên cảm giác đút vào túi quần khá cộm, song nhờ 4 góc bo tròn nên cảm giác này cũng bớt đi phần nào.



Với kích thước chiều dài gần như tương đương nhưng chiều rộng của Optimus G Pro được "bóp nhỏ" lại so với Samsung Galaxy Note II có cùng kích thước màn hình.








Vỏ máy được làm hoàn toàn bằng nhựa và xung quang được bọc lớp viền bezel kim loại rất đẹp và sang trọng. Tuy mặt sau máy không được gia công bằng nhôm như HTC One hay iPhone 5 nhưng việc LG sử dụng các vân phản xạ khiến G Pro không hề có cảm giác "rẻ tiền".



Phần trên của mặt trước, ngay phía dưới loa thoại là logo LG, còn bên phải gồm các cảm biến và camera trước.



Phần dưới là phím Home với đèn nền tuỳ chỉnh màu sắc báo khi người dùng có tin nhắn hay cuộc gọi nhỡ. Tuy nhiên, phím Home này lại hơi nhỏ.



Cạnh trái của G Pro gồm phím tăng giảm âm lượng và phím Q. Người dùng có thể sử dụng nút QButton này để truy cập nhanh vào một ứng dụng đã chọn sẵn. Bạn cũng có thể tùy chỉnh nút Q này làm nút camera mặc định nếu muốn.



Phím nguồn được nằm bên cạnh phải, cùng với đó là một khe nhỏ giúp người dùng tháo vỏ sau của máy.



Cạnh trên của máy là jack tai nghe 3.5 mm cùng mic chống ồn. Bạn có thể nhận thấy viền bezel ở đỉnh và cạnh đáy của G Pro được làm rộng hơn hẳn so với 2 bên cạnh. Cách thiết kế này giúp máy nhìn khá cứng cáp và đẹp.



Cổng microUSB nằm chính giữa cạnh dưới của G Pro.



Ở mặt sau, lần lượt từ trái qua phải là loa ngoài, camera và đèn flash LED của G Pro.



Phần camera của máy hơi nhô lên một chút và được bao quanh bởi một viền kim loại.



Mặt trong vỏ sau của G Pro được tích hợp ăng-ten NFC và có thể tháo rời pin để thay pin phụ. G Pro sở hữu viên pin dung lượng 3.140 mAh. Khe cắm thẻ nhớ microSD và microSIM đều được đặt ở bên trong. Nhìn chung, c
ác linh kiện bên trong của G Pro được lắp ráp và gia công rất tỉ mỉ.


Màn hình


LG Optimus G Pro sở hữu màn hình True HD-IPS + LCD 5,5 inch độ phân giải Full HD 1.080x1.920 pixel với mật độ điểm ảnh là 401 ppi. Chất lượng màn hình của G Pro khá tốt với màu sắc rực rỡ, góc nhìn tuyệt vời và độ sáng màn hình cao giúp sử dụng dễ dàng dưới ánh nắng mặt trời.





Màn hình của G Pro nhìn rất thích mắt, hiển thị màu đen không hề thua kém Super AMOLED. Có thể nói, smartphone này đang được trang bị loại màn hình thuộc hàng chất lượng nhất thế giới, nổi trội hơn cả chiếc Xperia Z cũng sở hữu màn hình Full HD.





Tuy nhiên, có một điểm trừ nhỏ đó là cảm biến ánh sáng của máy hoạt động chưa như ý muốn. Tốt hơn hết là bạn nên tự chỉnh độ sáng để có thể quan sát một cách thuận tiện nhất.


Giao diện và tính năng


LG Opimus G Pro chạy trên nền hệ điều hành Android 4.1.2 Jelly Bean nhưng vẫn sử dụng giao diện người dùng quen thuộc Optimus UI. Tuy nhiên, bộ giao diện này đã được tùy biến một chút và bổ sung thêm các tính năng mới.

















LG đã mang đến 2 tính năng khá đặc biệt là QSlide và QRemote lên Optimus G Pro. Với QSlide người dùng có thể "pin" một số ứng dụng như video, trình duyệt web, lịch hay ghi chú trực tiếp ra màn hình và vừa thực hiện được các công việc khác của mình. Trong khi đó, QRemote cho phép người dùng có thể điều khiển TV hay dàn âm thanh bằng chính chiếc smartphone G Pro.






Ứng dụng máy tính được "pin" ra ngoài, bạn có thể thay đổi vị trí hay kích thước của ứng dụng "Calculator" này một cách dễ dàng.



Các ứng dụng nhỏ trong tính năng QSlide còn có một thanh kéo chỉnh độ mờ hay đậm khi hiển thị trên màn hình.





Do sở hữu kích thước màn hình lớn nên thao tác gõ phím bằng một tay nhiều lúc khá bất tiện. Bù lại, LG đã cung cấp thêm tùy chọn chỉnh lệch bàn phím giống như trên Galaxy Note II. Bạn có thể chỉnh bàn phím ảo lệch sang bên trái, ở giữa hoặc lệnh sang phải tùy từng tình huống sử dụng. Bàn phím mặc định của LG được bố trí gọn gàng, thuận tiện giúp cho thao tác nhập liệu được tiến hành rất nhanh chóng.

















Vi xử lý và bộ nhớ


Sở hữu bộ vi xử lý lõi tứ Qualcomm Snapdragon 600 tốc độ 1,7 GHz mạnh mẽ nhất trong số điện thoại Android hiện nay nên G Pro hoàn toàn đủ sức chạy những ứng dụng nặng nhất. Bên cạnh đó, với 2 GB DDR3 RAM, khả năng chạy đa nhiệm của máy cũng rất tuyệt vời. Bạn có thể yên tâm rằng mọi trải nghiệm đều vô cùng mượt mà, độ phản hồi gần như ngay lập tức và tình trạng lag giật gần như không có.



Sức mạnh của Optimus G Pro thực sự không cần bàn cãi nhiều.


"Siêu phẩm" của LG được trang bị tới 32 GB bộ nhớ trong và khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD lên tới 64 GB. Bạn hoàn toàn có thể lưu trữ ảnh, phim hay game một cách thoải mái trên G Pro.


Duyệt web và kết nối


Với kích thước màn hình lớn, bộ xử lý mạnh mẽ và màn hình chất lượng cao nên cảm giác lướt web trên LG Optimus G Pro vô cùng ấn tượng. Các thao tác như chuyển trang, phóng to thu nhỏ, mở nhiều tab, trượt lên xuống hoàn toàn mượt mà. Khả năng duyệt web của máy gần như không có bất cứ điểm gì để phàn nàn.








Optimus G Pro hỗ trợ mạng 4G LTE và HSPA+ 42 Mbps. Ngoài ra, máy vẫn được trang bị các kết nối cơ bản khác như Wi-Fi, Wi-Fi Direct, Bluetooth 4.0, A-GPS hỗ trợ GLONASS, Miracast, DLNA và NFC. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể sử dụng ứng dụng SmartShare Beam để gửi hình ảnh, video, nhạc hay các tập tin văn phòng qua kết nối không dây với các điện thoại LG khác. LG còn hỗ trợ cả cổng MHL để kết nối điện thoại với TV màn hình lớn.





Camera


G Pro được trang bị camera sau 13 MP với đèn flash LED và camera phụ phía trước 2,1 MP để phục vụ nhu cầu chat video. Nhìn chung, giao diện camera khá đơn giản và trực quan, người dùng sẽ không cảm thấy bị rối trong cách bố trí các menu tuỳ chọn. Bên cạnh đó, trình quản lý này cũng cung cấp rất nhiều chế độ chụp và các tính năng tùy chỉnh khác nhau.









Giao diện camera thân thiện nhưng tương đối đa dạng của G Pro.


Tính năng chụp ảnh của G Pro sẽ có một số điểm cải tiến. Cụ thể, bạn có thể quay video cùng lúc từ cả camera trước và camera sau của máy. Ngoài ra, LG sẽ bổ sung thêm chế độ chụp "Virtual Reality Panorama" khá giống Photo Sphere của Android 4.2. Camera của G Pro cũng có khả năng bắt hình các đối tượng chuyển động tốt hơn khi bạn quay video.


Chất lượng hình ảnh ở điều kiện đủ sáng là khá tốt. Màu sắc hiển thị chính xác, chi tiết sắc nét và ít nhiễu. Không có nhiều sự khác biệt giữa các chế độ chụp bình thường (normal), lấy nét thông minh (Intelligent Auto) hay HDR. Chất lượng camera của G Pro trong điều kiện ban ngày được đánh giá cao hơn Sony Xperia Z, tuy nhiên trong điều kiện thiếu sáng thì đại diện của LG tỏ ra lép vế hơn.








Chất lượng hình ảnh trong nhà thiên khá nhiều về gam lạnh, màu sắc cũng không còn chính xác và được tươi như trước. Bên cạnh đó, đèn flash LED có công suất trung bình, không thể chiếu xa quá 1,5 m.


G Pro có thể quay video Full HD độ phân giải 1080p với số khung hình mượt mà 30 fps. LG cũng đã thêm tính năng quay HDR cho sản phẩm của mình, giống như trên Xperia Z hay Oppo Find 5. Chất lượng video của G Pro tương đối tốt, màu sắc hiển thị trung thực và không bị lẫn nhiều tạp âm.


Đa phương tiện


Ứng dụng Gallery chứa hình ảnh và video của G Pro được sắp xếp một cách gọn gàng. Bạn cũng có thể thu phóng dễ dàng, trực tiếp chỉnh sửa ảnh với các chức năng cơ bản ngay tại thư viện này. Máy có khả năng phát âm thanh vòm Dolby Mobile khi sử dụng với tai nghe. Chất lượng loa ngoài của Optimus G Pro khá tốt, âm trong và mạnh.





Trải nghiệm xem video trên màn hình lớn độ phân giải Full HD rất tuyệt vời. Máy cũng hỗ trợ rất nhiều định dạng video khác nhau. Người xem có cũng có thể phóng to, thu nhỏ khi xem video, có hỗ trợ phụ đề, chế độ vòng lặp và chơi pop-up. Có thể nói, ứng dụng phát video mặc định của G Pro hoàn toàn không hề thua kém các ứng dụng "đỉnh" của bên thứ 3 hiện nay.





Chất lượng cuộc gọi


Chất lượng cuộc gọi trên Optimus G Pro không được đánh giá cao. Khi đàm thoại, bạn có thể nghe thấy tiếng vang phản hồi của chính mình trong loa thoại. Bù lại, máy gần như không có hiện tương méo tiếng ở đầu dây bên kia ngay cả khi bật âm lượng cao nhất, đồng thời 2 mic lọc tiếng ồn cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.


Thời lượng pin


LG Optimus G Pro là một trong những smartphone có nguồn pin dung lượng tốt nhất hiện nay, 3.140 mAh, ngang ngửa Galaxy Note II. Tuy vậy, G Pro cũng phải gánh trên mình những phần linh kiện đặc biệt ngốn pin, đó là màn hình rộng tới 5,5 inch độ phân giải Full HD.





Với điều kiện hoạt động trung bình, 1 giờ đàm thoại, 1 giờ duyệt web và 1 giờ phát video mỗi ngày, G Pro có thể sống sót trong 50 giờ, nhỉnh hơn một chút so với Xperia Z (48 giờ nhưng chỉ sở hữu viên pin dung lượng 2.330 mAh).


G Pro cho thời lượng đàm thoại tuyệt vời lên tới 20 giờ 45 phút. Tuy nhiên, một khi màn hình được bật thì nguồn pin bắt đầu tụt nhanh, bạn chỉ có thể duyệt web bằng G Pro trong 6 giờ 40 phút và phát video trong 8 giờ 40 phút liên tục. Kết quả này chỉ ở mức trung bình so với những smartphone có pin tốt hiện nay như Note II, iPhone 5 hay One X+.


Kết luận


LG Optimus G Pro chính là sản phẩm toàn diện nhất hiện nay của hãng điện tử Hàn Quốc. Với chất lượng phần cứng đầu bảng cùng những tính năng phần mềm thông minh và camera chất lượng, bạn khó có thể tìm thấy nhiều điểm trừ trên smartphone này.





Có chăng là do sở hữu màn hình quá lớn nên G Pro không đem lại cảm giác cầm nắm hay thao tác thoải mái. Ngoài ra, chất lượng thoại của máy cũng chưa thực sự tốt. Song với những gì đã thể hiện, Optimus G Pro hoàn toàn xứng đáng với số điểm 8,5/10 cho một chiếc smartphone xuất sắc.


Dự kiến, Optimus G Pro sẽ được phát hành toàn cầu trong quý II năm nay. Nhưng hiện tại, một số cửa hàng xách tay đã bán phiên bản Hàn Quốc của G Pro với mức giá tham khảo trên 15,5 triệu đồng. Nếu không e ngại kích thước "quá khổ" và túi tiền cho phép, bạn hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào "siêu phẩm" lần này của LG.


Tham khảo: PhoneArena

HTC One: Đánh tan mọi nghi ngại

Theo đánh giá của trang công nghệ ExpertReviews, HTC One có thời lượng pin khá tốt, xóa tan những nghi ngại trước đây của giới công nghệ.
ụ thể, với nguồn pin dung lượng 2.300 mAh, HTC One có thể đàm thoại liên tục trong gần 17 tiếng và phát video 8 giờ 32 phút (tốt hơn cả One X +). Bên cạnh đó, smartphone của HTC hoàn toàn đủ sức hoạt động trọn vẹn 1 ngày với cường độ khá nặng mới cần sạc lại pin.



Thời lượng đàm thoại trên mạng 3G của One.


Kết quả đánh giá này của HTC One nhỉnh hơn một chút so với đối thủ Sony Xperia Z, cũng sở hữu màn hình Full HD nhưng kích thước màn hình lớn hơn. Cụ thể, chiếc điện thoại của Sony có thể đàm thoại trong 16 giờ và có 6,5 giờ phát video. Đây là mức chuẩn trung bình đối với smartphone hiện nay.


Thêm vào đó, phiên bản phần mềm trên HTC One vẫn chưa phải bản hoàn thiện cuối cùng. Do đó, chúng ta vẫn có thể hi vọng thời lượng pin của One sẽ còn được tối ưu tốt hơn nữa.





Với những cải tiến đột phá trong thiết kế và giao diện Sense 5 hấp dẫn, One hứa hẹn sẽ giúp HTC vượt qua quãng thời gian khủng hoàng thua lỗ triền miền.
HTC One sở hữu màn hình 4,7 inch với phân giải Full HD 1.080x1.920 pixel cho mật độ điểm ảnh tới 468 ppi cao nhất thế giới hiện tại.





Sản phẩm này được trang bị thế hệ CPU mới của Qualcomm là Snapdragon 600 kết hợp với bộ nhớ RAM lên tới 2 GB không thua kém gì so với Blackberry Z10. Máy hiện có 2 phiên bản 32 và 64 GB bộ nhớ trong.