Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

CÂU CHUYỆN SUY NGẪM

1. Thưởng thức kỹ càng
Chúng ta ăn uống, ngoài ăn no ra còn phải ăn ngon. Nhưng khi chúng ta đói cồn cào, phần nhiều sẽ chẳng chọn lựa thức ăn gì, nhai nuốt chẳng cần kỹ lưỡng. Sau khi ăn no, sẽ chằng còn thèm ăn gì nữa, sơn hào hải vị có đặt trước mặt thì chẳng những không muốn ăn mà còn có thể có cảm giác muốn buồn nôn.
Chúng ta đọc sách, ngoài mưu cầu tri thức mà còn cần sự hứng thú đọc sách; nhưng khi chúng ta phải chuẩn bị cho một kỳ thi, thì phần lớn đều học cho thuộc làu, chẳng có cái thú vị ngâm nga ngẫm nghĩ. Sau khi đã nhồi nhét quá nhiều sẽ sinh ra phản cảm đối với sách vở, tác phẩm danh tiếng có đặt ở trước mặt thì chẳng những không muốn đọc mà còn có thể cảm thấy đau đầu.
Do vậy có thể thấy:
Chỉ trong tình huống muốn ăn không quá đói, thì mới có thể hưởng thụ mỹ vị của thức ăn.
Chỉ trong tình huống khao khát hiểu biết - mà không vội vã tiến độ, thì mới có được hứng thú đọc sách.
2. Qua đường
Khi qua đường, người đi bộ bị xe đụng thường xảy ra theo hai tình huống:
Một là, hai người dắt tay nhau qua đường, ra tới giữa đường đột nhiên nhìn thấy xe chạy tới, một người muốn chạy tới trước, một người vội vã lui ra sau, hai người lôi kéo nhau khiến không ai tới lui nhanh được. Xe phóng tới, không biết tránh sang trái hay sang phải, cuối cùng đụng phải người qua đường đó.
Hai là, người đi bộ đột nhiên lao ra đường; hay vốn đang chậm rãi qua đường, giữa đường đột nhiên tăng tốc độ; hoặc đang chạy qua đường, giữa đường đột ngột dừng lại. Những thay đổi đột ngột này đều khiến tài xế không cách nào phản ứng kịp, mà gây ra tai nạn.
Không phải chỉ chuyện qua đường, mà làm bất cứ chuyện gì chẳng phải như thế hay sao?
Ý kiến mọi người trái ngược nhau, đột nhiên thay đổi trình tự tiến hành và vội vã hành sự, đều là rất nguy hiểm.
 nha tranh .50x50.jpg, 13 KB
3. Hạnh phúc lớn nhất của đời người là biết buông tha
Trong xử thế, dám nắm lấy là dũng khí, dám buông ra là độ lượng. Phần lớn những người có kinh nghiệm xử thế đều xem thường những hoa tươi, tiếng vỗ tay... trên đường đời.
Nhưng nếu nhìn nhận một cách bình thường đối với những gập ghềnh, bùn lầy... trong cuộc sống, thì không phải là điều dễ làm. Có thể không hoảng hốt, có thể thản nhiên chịu đựng những trở ngại lớn, những tai họa lớn, chính là vì có lòng độ lượng. Người quân tử lấy lòng độ lượng dung nạp mọi việc trong thiên hạ làm nguồn vui, đã đến rồi thì hãy ở yên mà thích ứng với hoàn cảnh là một hình thức siêu thoát.
Biết nắm lấy thực đáng quý, nhưng biết buông ra mới là đạo lý chân chính xử thế trong đời.
4. Của cải lớn nhất của đời người
Câu nói này mặc dù ai cũng biết, nhưng thực sự thấu hiểu được không phải là chuyện dễ. Xin hãy thử xem người xưa, người nay, người trong nước, người Tây, người Tàu, người Mỹ,... đã mấy người thoát khỏi vòng mê hoặc, dụ dỗ của danh của lợi...
Có nhiều người coi danh lợi, bổng lộc. tình yêu là cái theo đuổi cao nhất của cuộc đời, mà không biết rằng của cải lớn nhất của đời người chính là sức khỏe của mình. Một câu chuyện cổ kể rằng, có một người ham mê của cải hơn mạng sống, anh ta lạc vào một núi vàng... Lúc đầu sung sướng như điên vì lấy được nhiều vàng bạc châu báu, nhưng rồi bi lạc trong núi vàng, bỏ xác tại đó. Có thể nói rằng, sức khỏe là cái quý báu nhất, và cũng là của cải lớn nhất của đời người. Nếu ta không hiểu được điều này thì bất kể danh lợi gì, ham muốn gì đều trở nên vô nghĩa.
5. Không luận thiên tài
Những học sinh mới học vẽ thường thích hỏi; "Thầy ơi, em không phải là thiên tài có học vẽ được không?", "Thầy ơi, thầy xem em có thiên tài hay không?".
Tôi cảm thấy từ "thiên tài" thật là tai hại. Vì người thành công có thể lấy nó làm chiêu bài, nói thành công của mình là do thiên tài tuyệt vời; người thất bại lại có thể lấy nó làm cái bia chống đỡ, quy thất bại của mình là do không có thiên tài. Vì thế, người thành công sẽ được thần thánh hóa, cơ hồ khi sinh ra họ đã có sẵn "năng lực đặc biệt", không cần nỗ lực cũng có thể thành công; người thất bại có thể đỗ lỗi do không có thiên tài để tự an ủi mình, cơ hồ bản thân không có điều gì dở, cái dở là do cha mẹ không sinh ra mình là một thiên tài.
Kỳ thực thiên tài  là gì? Thiên tài chỉ là một từ hư ảo mà thôi! Nếu cần có một định nghĩa cho thiên tài, thì tôi nghĩ nó sẽ là "năng lực tự mình kích phát, khát vọng theo đuổi lý tưởng tối cao và nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ".
Cuối cùng, hy vọng mọi người bớt dùng từ "thiên tài", vì không có một thiên tài thật sự nào lại nói bản thân là "thiên tài" và cũng chẳng có người nào suốt ngày miệng nói "thiên tài" thì bản thân có thể trở thành thiên tài
6. Lúc Đi Trắng, Lúc Về Đen
Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.
Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.
Anh là Dương Chu chạy ra bảo:
"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"
http://img4.phanvien.com/2009/08/30/cho-trang-de-8-con-cun-den-4.jpg
  Lời Bàn:
Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm hay sao! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này
 nha tranh xom truc.60x60.jpg, 16 KB  7. Ông Lão Bán Dầu
Ông Trần Nghiêu Tư làm quan đời nhà Tống, bắn cung giỏi có tiếng. Đời bấy giờ không ai bằng. Ông cũng lấy thế làm kiêu căng.
Ông thường bắn trong vườn nhà. Một hôm có ông lão bán dầu đi qua, thấy ông đang bắn, đặt gánh xuống, ngấp nghé xem mãi. Ông lão thấy ông Trần Nghiêu Tư bắn mười phát, trúng được tám, chín, thì hơi gật gù, mỉm miệng cười. Ông Trần Nghiêu Tư thấy vậy gọi vào hỏi:
"Nhà ngươi cũng biết bắn à? ta bắn chưa được giỏi hay sao?"
Ông lão nói:
"Chẳng phải giỏi gì cả. Chẳng qua là quen tay thôi".
Nghiêu Tư giận lắm bảo:
"À! Nhà ngươi dám khinh ta bắn không giỏi à?"
Ông lão nói: "Cứ xem tôi rót dầu thì đủ biết".
Nói xong, bèn lấy một cái bầu đặt xuống đất, để đồng tiền lên miệng, lấy cái môi từ từ rót dầu qua lỗ đồng tiền, mà không dây một tý dầu nào ra đồng tiền cả. Rồi nói:
"Tôi cũng chẳng phải giỏi gì, chỉ quen tay mà thôi".
Nghiêu Tư cười, chịu là phải.
 Nong dan nam bo. 60x90.jpg, 17 KB  Lời bàn:
Bắn, mà mười phát trúng cả mười, ai không chịu là giỏi? Nhưng rót dầu qua lỗ đồng tiền mà không dây ra đồng tiền tưởng cũng không ai chê được là không giỏi. Cho nên ông lão bán dầu, thấy ông Nghiêu Tư tự phụ là bắn giỏi, mà cũng tự phụ là rót dầu giỏi, ý muốn ấy cái tự phụ này đối lại cái tự phụ kia, để dạy rằng: giỏi hay không giỏi, thường chỉ là cái quen hay không mà thôi. "Trăm hay không bằng tay quen", câu tục ngữ ta đã nói. Mình quen nghề mình, người quen nghề người, chớ đã chắc gì là mình tài đức hơn người mà kiêu căng với người
8. Đánh Dấu Thuyền Tìm Gươm
Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý, đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đây".
Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâu? Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!
Lời Bàn:
Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Ở đời có những người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chữ "thời" là gì?
9. Ba Con Rận Kiện Nhau
  http://www.nguoihoian.info/wp-content/uploads/2009/09/conran.jpghttp://www.nguoihoian.info/wp-content/uploads/2009/09/conran.jpghttp://www.nguoihoian.info/wp-content/uploads/2009/09/conran.jpg
Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi:
- "Ba anh kiện nhau về việc gì thế?"
Ba con rận đáp: "Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất mầu mỡ."
Con rận kia nói: "Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi."
Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhau. Con lợn mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ mãi.
Lời Bàn:
Dân trong một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ gì đến cái hậu quả lâu dài chung, thì trí khôn thật không bằng mấy con rận nói trong truyện nầy.
Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương kết, lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho một mình lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ thì sâu cũng chẳng còn: trùng hại vật, vật chết thì trùng cũng hết kiếp
10. Quả tạ và cọng rơm
Nếu tôi đưa cho bạn một quả tạ, một hòn đá nhỏ và một cọng rơm để bạn ném xa, bạn sẽ chọn cái nào? Ðương nhiên là viên đá. Vì quả tạ quá nặng, cọng rơm lại quá nhẹ; quá nặng ném không đi, quá nhẹ lại không có lực. Chỉ có trọng lượng thích hợp, thể tích không lớn là viên đá thì mới có thể ném được xa.
Nếu tôi tiến cử cho bạn ba loại người: cuồng ngạo ngang ngạnh, không thấp không cao và nhút nhát bảo thủ - thì bạn sẽ chọn ai? Đương nhiên là người không thấp không cao, vì người đầu dùng không được, người cuối đỡ dậy không nổi, chỉ có người giữa; không nặng không nhẹ, "cân lượng" thích hợp
11. Là gì và tại sao?
Tôi có một người bạn đang dạy tiểu học, cô ấy nói lớp cô có mấy học sinh rất xuất sắc, tôi liền hỏi "Cô thấy điều khác biệt lớn nhất giữa học sinh có năng khiếu và học sinh bình thường là ở đâu?".
alt

Cô ấy nói: "Rất đơn giản, học sinh bình thường đều hỏi "là gì", còn học sinh thông minh thì lại thích hỏi "tại sao?". Dạy tới "bốn mùa", đối với loại học sinh trước, chỉ cần nói một năm có bốn mùa xuân hạ thu đông là được. Đối với loại học sinh sau, không nói thêm lý lẽ về bốn mùa là không thể được. Đó là vì học sinh bình thường chỉ cần biết đại khái, còn học sinh năng khiến lại muốn hiểu sâu hơn".
Thật không ngờ lại có sự khác nhau lớn như vậy. Vì vậy, khi chúng ta dạy con, cần làm cho con cái không những hỏi "là gì?", mà cần hỏi sâu hơn "tại sao?".
12. Thói thường
Vì sự an toàn của sinh viên, một tổ chức từ thiện quyết định quyên góp một chiếc cầu cho trường đại học. Nào ngờ vị hiệu trưởng nghe nói xong lại bày tỏ sự phản đối, cho rằng muốn xây thì xây đường hầm. Vì theo ông ta quan sát, các sinh viên không thích đi lên cầu  mà thích đi xuống đường hầm, vì vậy xây cầu sẽ không có lợi ích gì.
Vị đại diện của tổ chức từ thiện thắc mắc hỏi: "Thật ra thì số bậc thềm của cầu và đường hầm như nhau, khi đi sức lực bỏ ra như nhau, thế thì tại sao sinh viên lại thích đi xuống đường hầm chứ không thích đi lên cầu?"
Vị hiệu  trưởng trả lời: "Vì cầu lên trước xuống sau, còn đường hầm thì lại xuống trước lên sau, sinh viên thấy cần phải tốn sức đi lên thì lười đi; thấy đường hầm đi xuống nhẹ nhàng, nên thích đi qua. Nhưng họ không nghĩ rằng, lúc lên cầu cố nhiên là tốn sức nhưng xuống cầu lại nhẹ nhàng, lúc xuống đường hầm cố nhiên là đỡ mất sức nhưng sau đó cũng phải đi lên đường hầm".
Điều này có lẽ là thói thường của con người hiện đại thời nay.
13. Say và điên
Rất ít người say bí tỉ nào lại thừa nhận mình say, cùng rất ít người mắc bệnh tâm thần cho rằng mình điên, cho dù bước đi của họ có khập khểnh nhưng khi bạn nói với họ "Anh say rồi!"; "Anh điên rồi!" thì họ đều phủ nhận. Đó là vì họ đã say rồi, đã điên rồi, say đến mức không còn cảm thấy mình say, điên đến mức không còn cảm thấy mình điên.
Vì vậy nếu bạn muốn khuyên một người đừng say, phòng một người sắp phát điên thì nếu nhắc nhở họ, khai thông họ khi họ đang tỉnh táo. Đến khi họ say, tinh thần tán loạn, mà lại khuyên bảo họ thì khó khăn lại càng khó khăn hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét